Pages

Subscribe:

Các nhân tố tác động tới quá trình di dân

    Nhìn chung, quyết định di dân có thể chịu tác động bởi khá nhiều nhân tố (đôi khi khá phức tạp). Đối với mỗi người dân, di cư gắn liền với những sự thay đổi lớn trên nhiều phương diện của cuộc sống: kinh tế, xã hội, giáo dục, môi trường…, sự khác biệt kinh tế và phi kinh tể giữa các vùng, miền, giữa các quốc gia, giữa những nhóm người, giữa nơi họ đi và nơi họ đến. Vì vậy, di dân thường được xem là một trong những quyết định trọng đại, “của cả cuộc đời”, đối với một người và/hoặc với một gia đình.

     Trên phương diện vi mô, mỗi cá nhân thường quyết định rời bỏ quê hương đến một nơi khác thông thường vì mục đích mưu cầu (hay kỳ vọng) một cuộc sống tốt đẹp hơn (nhất là về mặt kinh tế).

nhân tố


     Trên phương diện vĩ mô, di dân thông thường được khích lệ bởi sự kết hợp hai yếu tố. Thứ nhất là quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại quốc tê ngày càng tăng, nhất là giữa các quốc gia giàu. Yếu tố thứ hai xuất phát từ phía các quốc gia có thu nhập thấp, khi tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động tại các quốc gia này quá cao so với sự hạn chế về cơ hội việc làm (cả về số việc làm tạo ra và tiền lương có được).

     Trước đây, các nhân tố tác động đến quyết định di dân cũng được nghiên cứu trên nhiều phương diện khác (phi kinh tế) như:


  1. Nhân tố xã hội, mong muốn thoát khỏi những rào cán truyền thống trong các tổ chức xã hội xưa cũ.

  2. Nhân tố tự nhiên, thường liên quan đến các bất lợi (thậm chí là thảm họa) của tự nhiên, như lụt lội, hạn hán…

  3. Nhân tố liên quan đến nhân khẩu học, ví dụ như tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm xuống đồng thời với tăng trưởng dân số nhanh trong thời gian dài.

  4. Nhân tố văn hóa, mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình hay sự hấp dẫn của cuộc sống “phồn hoa đô hội”, của ánh đèn đô thị …

  5. Các nhân tố truyền thông, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, sự xuất hiện và phát huy ảnh hưởng của đài, báo, truyền thanh, truyền hình và quá trình hiện đại hóa nói chung.


Xu hướng biến động dân số cơ học

    Tại các quốc gia phát triển, sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp có thê khiến hiện tượng nghèo đói giảm xuống thông qua các mối liên hệ (xuôi và ngược) với khu vực nông nghiệp. Đồng thời, thu nhập hộ gia đình ở thành thị tăng lên sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển của khu vực nông thôn.

    Tuy nhiên, khác với các quốc gia phát triển, tăng trưởng dân số đô thị quá nhanh và quá trình di dân với quy mô lớn từ nông thôn ra thành thị lại khiến các quốc gia LDCs vấp phải những hệ lụy tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Thực tế, các quốc gia LDCs thường gắn liền với một nền nông nghiệp yếu kém, đặc trưng bởi năng suất và sản lượng thấp, trong khi khu vực sản xuất phi nông nghiệp cũng chưa phát triển.

 biến động dân số cơ học


    Lựa chọn việc làm trong khu vực nông nghiệp ngày càng hạn chế, tiền lương có xu hướng giảm, do đó, người dân nông thôn sẽ có xu hướng di dời đến các khu đô thị trung tâm. Tuy nhiên, khi sự phát triển của khu vực sản xuất phi nông nghiệp, cả công nghiệp và dịch vụ, còn quá nhiều bất cập, tìm được một việc làm trên thị trường lao động chính thức đối với người dân di cư hoàn toàn không dễ dàng. Đa phần trong số họ sẽ phải làm việc trong khu vực phi chính thức.

    Nhìn chung, tại các quốc gia đang phát triển, số người làm việc trong khu vực phi chính thức ngày một tăng và dù tiền lương của khu vực này có thể giúp người lao động tránh khỏi mức nghèo khổ tuyệt đối (cao hơn mức lUSD/ngày) nhưng lại rất khó để họ vượt qua mức nghèo khổ chung (mức 2USD/ngày). Như vậy, triển vọng để người dân di cư có thể cải thiện được cuộc sống của họ một cách lâu dài là vô cùng hạn hẹp. Hơn thế nữa, khu vực phi chính thức lại là khu vực rất dễ bị tổn thương, chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cú sốc ngoại sinh (external shock).




Đọc thêm tại:

Di dân quốc tế

      Tổng số người thuộc diện di dân quốc tế trên toàn thế giới năm 2010 ước tính vào khoảng 214 triệu người (so với 740 triệu người di dân trong nước), như vậy, tỷ trọng số người di dân quốc tế trên tổng dân số thế giới giai đoạn 2005 – 2010 đã tăng lên không đáng kể, từ 3,0% năm 2005 lên khoảng 3,1% năm 2010. Mỹ vẫn là quốc gia giữ vị trí số một thế giới về khả năng đón nhận các “công dân quốc tế”.

Sau Mỹ, 6 trong số 10 quốc gia có nhiều công dân nước ngoài nhất là các quốc gia Châu Âu bao gồm: Pháp, Đức, Liên Bang Nga, Tây Ban Nha, Ukraina và Anh (xem Hình 6.7). Trongtổng sốngười di dân quốc tê, 57% đang sông tại các quôc gia và khu thu nhập cao (tỷ lệ này năm 1990 là 43%) và chiêm 10% tổng dân số t c° khu vực này (so với năm 1990 là 7,2%).

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, tỷ trọng dân số là người nước ngoài thậm chí còn cao hơn số dân người bản xứ, ví dụ như Quatar (86,5%), Cộng hòa các quốc gia Arab thống nhất (70%), Cô-oet (68,8%), Singapore (40,7%), Hong Kong (38,8%) và Arab Saudi (27,8%). Theo điều tra của Liên Hiệp quốc, khoáng 152 quốc gia tỏ ra “khá hài lòng” với tỷ trọng dân di cư tại nước họ, 31 quốc gia cho rằng tỷ lệ đó “quá cao” (trong đó có Liên Bang Nga, Pháp và Arab Saudi), trong khi 9 quốc gia khác lại cho ràng tỷ lệ này hiện nay là “quá thấp” (ví dụ như Canada).

Dân cư Mỹ


Những người di dân quốc tế thông thường tập trung sinh sống và làm việc tại các khu vực phát triển, các khu đô thị v.v… Vì thế khoảng 25 thành phố và thủ đô trên thế giới là nơi sinh sống của khoảng 25% tổng số người di dân quốc tế.Vềcác quốc gia quê hương của những người di dân ra nước ngoài (nơi đi), nhiều trong số đó cũng chính là quốc gia nơi đón nhận rất nhiều công dân quốc tế (nơi đến).

Gần đây, do những tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới (bị đánh giá là đợt khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930), mặc dù người ta chưa nhận thấy những sự sụt giảm đáng kể trong tổng số người di dân quốc tế, nhưng tại nhiều nơi trên thế giới, số người di dân mới đã tăng trưởng chậm lại. Xu hướng di dân quốc tế đang chậm lại chủ yếu là do những tin tức không tốt về cơ hội việc làm lan truyền trong mạng lưới những người đang cân nhắc di dân, hoặc do những chính sách hạn chế người nhập cư tại một số quốc gia phát triển.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, nhiều chính phủ đã có động thái khuyến khích công dân quốc tế hồi hương. Nhũng chương trình đặc biệt theo kiêu “hồi hương tự nguyện” đã được áp dụng tại nhiều quốc gia như: Séc, Nhật Bản và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, rất nhiều người thuộc diện di dân quốc tế vẫn cố gắng để ở lại quốc gia nơi họ đã nhập cư, điều kiện ở các quốc gia này dù không còn “lý tưởng” như trước nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với cố quốc của họ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của một thời kỳ suy thoái khá trầm trọng và thái độ e dè, khó khăn của các quốc gia về vấn đề nhập cư, một nghiên cứu của Quỹ Germand Marshall (GMF) thực hiện năm 2009, thật ngạc nhiên, lại cho thấy rằng phần đông công chúng khi được hỏi vẫn cho rằng nhập cư là “một cơ hội hơn là một thách thức”.



Di dân từ nông thôn ra thành thị

Sự thay đổi phân bố về mặt không gian của dân số – kết quả của những dòng người di chuyển từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hóa – đã và đang làm thay đổi sâu sắc bản chất và diện mạo của các vấn dề như việc làm, xóa đói giảm nghèo cũng như các vấn đề liên quan tới môi trường. Năm 2008, lần đầu tiên, tỷ lệ dân cư sinh sống tại các khu vực đô thị vượt qua tỷ lệ dân cư sống tại các khu vực nông thôn trên phạm vi toàn cầu. Ngay tại các quốc gia đang phát triển, nơi đa phần dân số vẫn gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, thì trong khoảng 10 năm từ 2001 đến 2010, lân đâu tiên, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân năm ở thành thị (xấp xỉ 4%) vượt cao so với khu vực nông thôn (chỉ khoảng 1,8%).

Mức độ đô thị hóa tại các quốc gia LDCs (29,2%) thấp hơn khoảng trên 20 điểm phần trăm so với mức trung bình của thế giới (50,5%). Tuy nhiên, dân cư đô thị tại các quốc gia LDCs trong thời gian tới sẽ tăng lên khoảng 41 % bởi một số lý do như quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị, tăng trưởng dân số tự nhiên và phân loại lại khu vực đất đai (ví dụ tại Việt Nam, một số Huyện, Tỉnh sẽ lên Thành Phố).

thành thị


Đại bộ phận dân số nghèo nhất sẽ tiếp tục sinh sống tại khu vực nông thôn, tốc độ tăng trưởng dân số tại các quốc gia LDCs là khoảng 3,95%. Trong vòng 10 năm tới, dân số thành thị sẽ tăng khoảng 116 triệu người trong khi con số đó ở khu vực nông thôn chỉ là khoảng 88 triệu người. Nếu tỉ lệ sinh con, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và quá trình di dân tiếp tục diễn biến như dự báo, từ năm 2035, dân cư nông thôn sẽ bắt đầu giảm xuống trong khi số dân ở thành thị sẽ vẫn tiếp tục tăng lên.

Và đến năm 2050, dân số thành thị tại các quốc gia LDCs sẽ đạt khoảng 1 tỷ nguời Do đó, trong thời gian tới, LDCs sẽ phải đôi diện với vấn đề mang tính chất hai mặt, làm thể nào để vừa thúc đẩy quá trình phát triển tại khu vực nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo, trong khi vẫn phải tiếp tục nâng cao mức sống cho số dân ngày một đông tại thành thị, sẽ phải đối phó với hiện tượng nghèo đói ở thành thị bởi số người nghèo ở đô thị khi đó chắc chắn sẽ tăng lên. Ngoài ra, một thách thức khác cũng sẽ trở nên đặc biệt cấp bách hơn. Đó là cơ hội việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, nơi có thế hấp thụ bộ phận dân cư lũ lượt rời bỏ nông thôn ra thành thị để tìm kế mưu sinh.




Chính sách kiểm soát tỉ lệ sinh

Ngày nay, để kiểm soát tỉ lệ sinh con, chính phủ các quốc gia đang phát triển đã trở nên đa chiều hơn trong việc tiếp cận đến vấn đề này và có thể thực hiện một số chính sách như sau:


tỉ lệ sinh


  • Tiếp tục sử dụng các quỹ chính thức và phi chính thức trong việc cung cấp các biện pháp chủ động phòng tránh thai cho người dân (ví dụ như bao cao su và các biện pháp y tể khác)…

  • Sử dụng các biện pháp mang tính chất hành chính như quy định các mức thưởng và phạt đối với việc sinh con, giảm thời gian nghỉ thai sản và các phúc lợi nhận được trong thời gian mang thai khác. Tại một số quốc gia, việc phân phối nhà công vụ (nhà ở cho công chức) được thực hiện không tính đến quy mô của gia đình, nghĩa là gia đình càng đông con thì điều kiện sinh hoạt sẽ càng chật chội. Thời gian nghỉ thai sản ăn lương chỉ được cung cấp đủcho việc sinh hai con, nếu nhiều con hơn, gia đình sẽ không được hưởng thời gian nghỉ thai sản ăn lương nữa. Một số giải pháp thậm chí còn “chuyên chế” hơn như ưu tiên nhập học cho con cái của các gia đình có mẹ có bằng đại học, trong khi đó lại phạt những gia đình có nhiều hơn hai con trong khi mẹ lại không có bằng đại học. Một số chính phủ thậm chí đã từng sử dụng đến luật pháp đế cấm việc sinh quá nhiều con. Tuy nhiên, đây là một biện pháp vừa trái với lòng dân, vừa không chấp nhận được về nhiều mặt đạo đức, nhân quyền và chính trị, hơn thế nữa lại rất khó thực hiện.

  • Thực hiện các chương trình tạo việc làm cho phụ nữ, cung cấp cho họ nhiều việc làm hơn, phù hợp với tố chất và mức tiền lương tốt hơn.

  • Nâng cao hệ thống phúc lợi, an sinh xã hội nói chung và đặc biệt là cho người già để con cái không còn là “phao cứu trợ” duy nhất cho người dân tại các quốc gia đang phát triển khi hết tuổi lao động.

  • Đa dạng hóa và ưu tiên các hình thức nâng cao sự tham gia của người phụ nữ trong xã hội, dù là vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nói chung. Trong đó, giáo dục là một trong những yếu tố mang tính chất nền tảng. Một người phụ nữ được giáo dục đầy đủ sẽ ý thức được họ được quyền và có thể làm nhiều việc hơn chứ không chỉ có một thiên chức duy nhất là sinh con.

  • Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hoạt động giáo dục (cả chính thức và phi chính thức), thuyết phục người dân sinh ít con hơn thông quaviệc đưa ra những tác động tiêu cực của việc sinh quá nhiều nhiều con ngược lại, chỉ ra những lợi ích thiết thực từ việc sinh ít con đối với các cặp vợ chồng và cả xã hội nói chung. Từ đó, tác động vào ý thức trong việc sinh con của các thế hệ người dân tại quốc gia đang phát triển. Thay đổi những chuẩn mực truyền thống, lạc hậu của người dân tại các quốc gia này về vấn đề sinh con.

Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/chinh-sach-kiem-soat-tang-truong-dan-so.html


Chính sách kiểm soát tăng trưởng dân số tự nhiên

Những biến cố cơ bản tác động tới nhu cầu sinh con của các gia đình suy cho cùng, lại có những mối liên hệ rất mật thiết tới mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển. Do đó, nhiều chính sách phát triển rõ ràng sẽ trở nên vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển đối dân số. Nói cách khác, chính sách dân số, tựu trung lại cùng là để hướng tới các mục tiêu như: loại bỏ nghèo khố tuyệt đối, giảm bất bình đẳng trong thu nhập, mở rộng cơ hội giáo dục, nhất là cho phụ nữ, cung cấp nhiều cơ hội việc làm hơn cho cả nam và nữ, tạo ra các chương trình phúc lợi y tế và sức khỏe, cung cấp nước sạch và điều kiện vệ sinhcho người nghèo, cải thiện điều kiện dinh dưỡng để giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, mang lại một phương thức cung cấp các dịch vụ xã hội theo cách công bằng nhất đến đại quần chúng nhân dân…


tăng trưởng dân số tự nhiên


Nghĩa là, cội rễcủa vấn đề dân số tại các quốc gia đang phát triến không phải chỉ là vấn đề về các con số (tốc độ tăng trường dân số, tỷ lệ sinh …), cũng không phải sự thiếu cân nhắc, hay thiếu hợp lý của các gia đình trong quyết định sinh con. Mà hơn thế, “nghèo” và mức sống quá thấp đã hình thành nên những cơ sở hợp lý cho người dân tại các quốc gia này sinh thêm con và hệ quá là quá trình dân số tăng nhanh.

Như vậy, trong dài hạn, ổn định dân số hướng đến những mục tiêu cuối cùng trong quá trình phát triển là vấn đề cốt lõi, nền tảng của các chính sách. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, đổi với các quốc gia đang phát triển, chính phủ cần phải thực thi một cách có hiệu quả các chính sách cụ thể nhằm kiểm soát dân số, nghĩa là kiểm soát và làm giảm tỉ lệ sinh con tại các các quốc gia này. Trong đó, mục tiêu can thiệp của chính sách chủ yếu nhằm vào các nội dung sau đây:


  1. Can thiệp vào tính chất tự nhiên của quá trình sinh con.

  2. Tăng chi phí cơ hội của việc sinh con.

  3. Giảm thu nhập kỳ vọng vào việc sinh con.

  4. Giảm giá cả hàng hóa thay thế cho việc sinh con.

  5. Thay đổi sở thích sinh con của các cặp vợ chồng.

Chương trình kế hoạch hóa gia đình như tên gọi của nó chính là biểu hiện tập trung của những nỗ lực chính sách như vậy. Chương trình kế hoạch hóa gia đình bắt đầu nhận được sự quan tâm trên toàn thế giới bắt đầu từ những năm 1950. Ban đầu, phương pháp luận của chương trình này tậptrung chủ yếu tác động vào tỷ lệ sinh con từ phía cung, nghĩa là giả đinh rằng các gia đình mong muốn có ít con hơn nhưng họ đơn giản là không biết làm cách nào đế thực hiện điều đó.

Khi đó, nhiều quốc gia đang phát triển đã sử dụng các quỹ quốc gia và quốc tế để truyền bá lợi ích của việc thu hẹp quy mô gia đình song song với việc cung cấp các biện pháp chủ động phòng tránh thai cho người dân. Indonesia nói riêng và châu Á nói chung được xem là một trong những ví dụ thành công nhất khi thực hiện chương trình này. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia và khu vực khác ví dụ như Châu Phi cận Sahara hay đặc biệt là các quốc gia Arab giàu có, chương trình kế hoạch hóa gia đình tỏ ra không mấy hiệu quả.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: binh dang gioi, tình hình kinh tế việt nam

Hiện tượng “ngoại sinh” hoàn toàn

(1)    Trường phái tân cổ điển không hoàn toàn đồng ý với quan điểm tăng trưởng dân số là một hiện tượng “ngoại sinh” hoàn toàn. Họ nhấn mạnh vai trò của các bậc cha mẹ như những người “khôn ngoan và biết cân nhắc” khi quyết định số con mong muốn. Theo Todaro, một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái này, dựa trên lý thuyết hành vi người tiêu dùng, mỗi cá nhân có một “sở thích nhất định” trong việc tiêu dùng các hàng hóa, thể hiện thông qua các đường thỏa dụng.

Trong đó, họ sẽ cố gắng tối đa hóa độ thỏa dụng trong điều kiện giới hạn của thu nhập (giới hạn ngân sách) và giá cả tương đối của các loại hàng hóa. Vận dụng lý thuyết này vào phân tích vấn đề sinh con, trẻ em được xem là một hàng hóa tiêu dùng đặc biệt (hay hàng hóa đầu tư, trong trường hợp các quốc gia chậm phát triển).


trẻ em


Khi đó, quyết định sinh con sẽ được xem là một quyết định kinh tế, phụ thuộc vào cầu sinh con của gia đinh đó so sánh với các hàng hóa khác. Hiệu ứng thu nhập (income effect) và hiệu ứng thay thế (substitution effect) cũng phát huy tác dụng tương tự như các phân tích khác về hành vi người tiêu dùng.

Nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số con mong muốn của các hộ gia đinh thay đổi phụ thuộc trực tiếp vào thu nhập của hộ gia đình đó (mối liên hệ này có thể không đúng trong trường hợp của các quốc gia nghèo nhất; nó phụ thuộc vào độ mạnh yếu cua cầu sinh con tương đối so với các hàng hóa tiêu dùng khác và phụ thuộc vào nguồn gốc của thu nhập tăng thêm, ví dụ như phụ nữ phải đi làm để kiếm thêm thu nhập…), tỷ lệ nghịch với giá cả (chi phí) của việc sinh con và tỷ lệ nghịch với nhu cầu đối với các hàng hóa tiêu dùng khác so sánh với việc sinh con. 


Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/tac-ong-truc-tiep-tu-ty-le-sinh-va-ty.html



Tác động trực tiếp từ tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử

Qua việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi dân số, chúng ta nhận thấy tăng trưởng dân số tự nhiên chịu tác động trực tiếp từ tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử. Hiểu một cách đơn giản, tỷ lệ sinh (hoặc tỷ lệ tử) cao hay thấp sẽ có tác động đến biến động dân số tự nhiên, khiến tốc độ tăng dân số nhanh hay chậm, kéo theo nó là những hệ quả của quá trình chuyển đổi nhân khẩu tương ứng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu chính sách, tỷ lệ sinh con (fertility rate) mới là biếu hiện tập trung, thể hiện những khuynh hướng, những tác động khách quan và chủ quan đến quá trình tăng trưởng dân số. Theo đó, tăng trướng dân số còn được biếu diễn bằng phương trình sau:

Tăng trưởng dân số = Tỷ lệ sinh con X tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Lý thuyết dân số hiện đại mang lại nhiều hi vọng với quan điểm quá trình tăng trưởng dân số dẫu không phải nội sinh, nhưng vẫn có thể kiểm soát nhờ các chính sách thỏa đáng. Tuy nhiên, đó không phải là quan điểm duy nhất về khả năng kiểm soát dân số của con người. Việc luận giải các nhân tố tác động tới quá trình biến động dân số tự nhiên, cũng như các ngụ ý chính sách liên quan cũng đã được rất nhiều học giả, nhiều trường phái khác nhau đề cập.


 tỷ lệ sinh


(1)    Quan điểm của trường phái cổ điển, đại diện tiêu biểu là Malthus, được đưa ra từ cuối thế kỷ 18, cho rằng xã hội loài người chấp nhận “một cách thụ động” quá trình gia tăng dân số. Trong đó, giới hạn của quá trình gia tăng dân số tự nhiên chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung lương thực sẵn có. Nghĩa là dân số sẽ tăng lên (theo cấp số nhân) đến khi nào mức sống của con người quay về trạng thái vừa đủ (subsistent level). Hệ quả bi đát của hiện tượng này là thu nhập bình quân sẽ ở trong trạng thái trì trệ vĩnh viễn. Quan điểm tuy rất bi quan này, trên thực tế, đã từng đúng đối với khá nhiều quốc gia kém phát triển, phát triển dưới mức tiềm năng (underdeveloped), bao gồm cả Ẩn Độ và Trung Quốc. Sản lượng gia tăng dường như chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình mở rộng quy mô dân số khi tỉ lệ sinh tăng lên và ti lệ chết giảm xuống. Hành vi sinh sản của người dân tại các quốc gia này dần dần thấm sâu và trở thành truyền thống, văn hóa của quốc gia.


Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/ti-le-nguoi-tre-trong-tong-dan-so-tang.html


Tỉ lệ người trẻ trong tổng dân số tăng lên

Quay trở lại với các nước đang phát triển, dân số tăng trưởng nhanh nghĩa là tỉ lệ người trẻ trong tổng dân số tăng lên. Trên thực tế, khách du lịch lần đầu tiên đến các nước đang phát triển khá ngạc nhiên khi họ để ý thấy trẻ em ở khắp mọi nơi. Trong vài thập kỷ tới, những bé gái trong số đó sẽ trưởng thành và khiến tỉ lệ phụ nữ đến tuổi sinh con tăng lên trong cấu trúc dân số. Sự thay đổi cơ cấu tuổi dân số như trên thông thường sẽ tạo ra  một hiện tượng gọi là “đà dân số” (population momentum). Tỳ lệ phụ nữ tre tăng cao duy trì một ti lệ sinh cao bất chấp tỷlệ thụ thai có the giám xuống đáng kể. Nhân tố này hiện nay đang được nhiêu nhà nghiên cứu xem là tác động nhiều nhất tới tăng trưởng dân số. Ví dụ đối với Trung Quốc, quốc gia này đã giảm được tỷ lệ thụ thai xuống bằng đúng với tỷlệ thay thế dân số, tuy nhiên dân số Trung quốc vẫn tiếp tục tăng. Tỷ lệ thụ thai tại các quốc gia đang phát triển (LDCs) đã giám từ trung binh 6 con/1 phụ nữtrong những năm 1965-1970 xuống còn 4.2 năm 1985 và đến năm 1995 con số này chỉcòn xấp xi 3. Tuy nhiên, để ổn định dân số tỉ lệ này phải xuống khoảng 2,1 con/1 phụ nữ.



tổng dân số tăng lên


Như vậy, mô hình chuyển đổi dân số cho chúng ta một cách nhìn, thậm chí là một cơ sở để dự báo, về sự vận động và biến đổi của dân sô quốc gia theo thời gian. Tin mừng là đối với đa số quốc gia trên thế giới, mô hình này vẫn còn hữu dụng. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta hết quan ngại về quá trình tăng trướng dân số. Vì đơn giản, biết là một chuyện, nhưng kiểm soát được lại là chuyện khác. Trên thực tế, nhận định cụ thế, rõ ràng từng giai đoạn chuyển đổi dân số tại các quốc gia đang phát triển không phải là việc đơn giản. Nó đang diễn ra quá nhanh hay quá chậm? Dân sô tại các quốc gia đang phát triển đang trong giai đoạn nào? Nên tăng hay nên giảm? Nếu tăng thì tăng như thế nào còn nếu giám thì giảm xuống bao nhiêu? Quá trình tăng giảm đó sẽ tác động vào quy mô và cấu trúc dân số ra sao, xa hơn nữa là sự thay đỗi quy mô, cấu trúc dân số đó có thể mang lại những hệ quả gì (tích cực, tiêu cực) đối với xã hội, ảnh hưởng ra sao đến quá trinh phát triển của mỗi quốc gia. Nên nhớ rằng, mỗi trong số những thay đổi trên, suy cho cùng, đều có thế tạo ra những tác động sâu rộng đối với nền kinh tế và trong khoảng thời gian dài, có thể là rất dài, tới vài thế hệ.


Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/toc-o-tang-truong-dan-so-gioi-va-mot-so.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: bình đẳng giới, bất bình đẳng xã hội

Tốc độ tăng trưởng dân số Thế giới và một số quốc gia, châu lục

Những gì đã diễn ra trong hàng thế kỷ với các quốc gia châu Âu trước đây, thì nay chỉ diễn ra trong vài thập kỷ với các quốc gia đang phát triển (đặc biệt là châu Á và châu Phi). Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm tại các quốc gia châu Á hiện nay cao hơnnhiều so với các quốc gia châu Âu, khi họ đang trong những giai đoạn tương tự của quá trình chuyển đổi dân số. Bên cạnh đó, nguyên do cho tỉ lệ tử giảm xuống đối với các quốc gia đang phát triển ngày nay cũng có sự khác biệt với các quốc gia châu Ẩu trước đây. Nấu như trước đây, tỷ lệ tử ở châu Âu giảm xuống chủ yếu là nhờ điều kiện sống được cải thiện, nhất là trên phương diện dinh dưỡng và vệ sinh, thì ngày nay, đối với các quốc gia đang phát triển, tiến bộ y học, ví dụ như sự ra đời của thuốc kháng sinh, và khả năng kiểm soát tốt hơn với dịch bệnh đóng vai trò quan trọng hơn.


Tốc độ tăng trưởng dân số


Một hiệu ứng khác xuất hiện trong quá trình chuyển đổi nhân khấu đôi với các quốc gia đang phát triển là cơ cấu tuổi của dân số. Dân số các quốc gia này, nhìn chung, là dân số trẻ và hiện tại đang được xem là rất có lợi thê về lực lượng lao động so với các quốc gia phát triển (xem Hình 6-4). Hệ sô ăn theo tăng lên với chủ yếu là số người trẻ, dưới tuổi lao động, khiến việc tạo công ăn việc làm và giáo dục trớ thành những vấn đề sống còn đối với quá trình phát triển. Do nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tạo công ăn việc làm ngày một lớn nến dân số trẻ hóa có thể khiến tỷ lệ tiết kiệm toàn xã hội có dấu hiệu giảm xuống.

Bức tranh đối với các quốc gia phát triển lại rất khác, dân số tăng trưởng chậm khiến cơ cấu tuổi dân số của các quốc gia này đang trở nên già đi. Hệ số ăn theo cũng tăng nhưng theo một nghĩa hoàn toàn khác, số người già tăng lên khiến vấn đề an sinh xã hội trở thành gánh nặng khi mà số lượng người đi làm để cung cấp các khoản phúc lợi xã hội cho những người về hưu giảm xuống.


Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/qua-trinh-chuyen-oi-dan-so.html



Quá trình chuyển đổi dân số

Thông thường quá trình chuyển đổi dân số được mô tả trải qua 4 giai đoạn như sau (dựa trên những bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Tây Âu)

Giai đoạn 1: Cả tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đều cao và dân số tăng trưởng chậm (Châu Âu giai đoạn 1650 trở về trước)

Giai đoạn 2: Tỷ lệ sinh vẫn cao, nhưng tỷ lệ tử giảm xuống nhanh chỏng nhờ điều kiện về dinh dưỡng, y tế, thuốc men, các biện pháp bảo vệ sức khoẻ và vệ sinh dịch tễ được cải thiện đáng kể. Dân số bắt đầu tăng nhanh (Bắt đầu từ sau năm 1650, và ngày càng nhanh sau khi thực hiện cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỷ 19)

Giai đoạn 3: tỉ lệ sinh giảm xuống nhanh chóng, tỉ lệ tử tiếp tục giảm nhưng giảm chậm lại. Những tiến bộ về xã hội và kinh tế, kết họp với ti lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm xuống khiến các gia đình không còn khuynh hướng phải sinh nhiều con như trước (Tại châu Âu, tỉ lệ sinh của các quốc gia bắt đầu giảm trong thế ký 19 và trở nên phổ biến vào đầu thể kỷ 20).

Giai đoạn 4: Tỷ lệ sinh và tử cân bằng trở lại nhưng với tốc độ thấp hơn nhiều so với trước đây, tốc độ tăng trưởng dân số rất chậm (châu Âu từ năm 1970).


dân số


Gần đây, mặc dù không thuộc mô hình chuyển đổi nhân khẩu nguyên bản, nhưng đối với các quốc gia phát triển, người ta bắt đầu nhắc nhiều đến giai đoạn 5, khi mà cơ cấu tuổi dân số trở nên già đi (quá già!), dân số không những không tăng mà còn có dấu hiệu giảm, quy mô gia đình nhỏ lại và các cặp vợ chồng có xu hướng sinh con muộn.

Các giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu Nhìn chung, các bằng chứng thực nghiệm đều cho thấy quá trình chuyển đổi nhân khẩu có tính quy luật đối với dân số thể giới nói chung, cũng như với từng quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, quá trình chuyến đổi nhân khẩu không diễn ra hoàn toàn giống nhau tại tất cả quốc gia. Với các quốc gia đang phát triển ngày nay, quá trình chuyển đổi nhân khẩu, chủ yếu đang ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3, dường như đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với các quốc gia châu Âu trước đây .


Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/xu-huong-tang-truong-dan-so-tu-nhien.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới

Xu hướng tăng trưởng dân số tự nhiên

Dân số thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua đã không ngừng tăng lên với tốc độ khá nhanh (xem Bảng 6-1). Đến năm 2010, dân số thế giới đã đạt mức xấp xỉ7 tỷ người, tăng hơn 2,7 lần so với năm 1950 và nếu tính trong giai đoạn từ năm 1950 đến nay, cứ mỗi năm dân số thế giới lại tăng lên khoảng 73 triệu người, nhiều hơn cả quy mô dân số hiện tại của Thái Lan (khoảng 69 triệu người). Nhìn chung, hiện tượng dân số gia tăng trong thời gian qua đang diễn ra tại khắp các châu lục, tuy nhiên với quy mô và tốc độ không đồng đều. Sức ép về dân số thế giới chủ yếu đến từ sự gia tăng dân số nhanh và trên quy mô lớn tại các quốc gia châu Phi (từ 227 triệu người năm 1950 đến trên 1 tỷ người năm 2010) và các quốc gia châu Á (năm 1950 là 1,4 tỷ người nhưng đến năm 2010 con số này đã là 4,2 tỷ người). Tỷ trọng dân số tại các châu lục và khu vực được xem là phát triển như châu Âu hay Bắc Mỹ đang giảm xuống trong khi tỷ lệ dân số tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia nghèo lại đang tăng lên đáng kể.


dân số


Đê mô tả và phân tích quá trình vận động và biên đổi tự nhiên của dân sô, các nhà nhân khẩu học thường sử dụng “mô hình chuyển đổi nhân khẩu” (demographic transition). Nội dung chính của mô hình xoay quanh sự thay đổi kỳ vọng về ti lệ sinh và tỉ lệ tử theo thời gian. Mô hình ra đời và phát triển xuất phát từ những gì thực tể đã diễn ra tại châu Âu từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Ban đầu, đó chi là những dự báo đơnthuần về tỉ lệ sinh và ti lệ tử. Tuy nhiên, trong quan điểm của nhiều nhà khoa học (nhất là kinh tế học và kinh tế học dân số), quá trình phát triển kinh tế mới chính là nhân tố chủ đạo dẫn đến sự dao động của tỷ lệ sinh và tử. Theo đó, cùng với quá trình phát triển kinh tế nói chung, con người có khả năng kiểm soát tỉ lệ sinh tốt hơn, điều kiện vệ sinh dịch tễ, y tế được cải thiện, phụ nữ ngày một trớ nên độc lập, lương thực thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu ngày một trở nên phong phú. Đây chính là điều kiện để tuổi thọ bình quân của con người tăng lên và/hoặc khiến phụ nữ có ít con hơn.





Đọc thêm tại:


Vấn đề giới hạn tăng trưởng dân số

      Vấn đề giới hạn tăng trưởng càng trở nên mâu thuẫn hơn khi nó liên quan tới những ngụ ý chính sách đi kèm và/hoặc các giải pháp đề xuất từ phía chính phú. Trong bất kỳ một đề xuất chính sách nào, việc cấp bách đầu tiên chính !à xác định người được lợi và người chịu thiệt từ chính sách đó.

        Ngay cả khi mọi người cùng thống nhất rằng nhiều tài nguyên quý giá của thế giới hiện nay đang dần bị sử dụng cạn kiệt thì những cách ứng phó, giải quyết khác nhau cũng đã, đang và sẽ còn gây nhiều tranh cãi. Các quốc gia thuộc thế giới thứ ba đứng trên lập trường của các quốc gia nghèo thìcho rằng các quốc gia giàu phải hạn chế việc sử dụng hoang phí tài nguyên thiên nhiên. Theo chiều ngược lại, các quốc gia giàu lại khuyến nghị các quốc gia đang phát triển phải làm chậm lại quá trình tăng trưởng dân số vì lợi ích của chính họ cũng như lợi ích của tất cả mọi người đang sống trên hành tinh chúng ta.

        Họ chỉ ra rằng quá trình tăng trưởng dân số không kiếm soát sẽ xâm hại đến nơi cư trú của những loại động thực vật hoang dã, nhiêu loài trong số đó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, làm tổn hại nghiêm trọng đến các khu rừng nhiệt đới và các dạng sinh vật khác. Nhìn chung, vấn đề có tính chất nguyên tắc này có thể được nhìn nhận một cách giản dị hơn: Con người hay tự nhiên, cái gì quan trọng hơn? Câu hỏi thì giản dị, nhưng việc trả lời nó quả thực chẳng đơn giản chút nào, và càng thật khó để thuyết phục tất cả mọi người, mọi quốc gia cùng thống nhất và hành xử theo một cách thức thống nhất.

tăng trưởng dân số


         Để minh họa cho vấn đề trên, người ta vẫn thường hay viện dẫn cuộc thư chiến khá gay cấn giữa cậu học sinh người Anh và tổng thống của một quốc gia đang phát triển, tiến sỹ Matathir Mohamad của Malaysia. Trong cuộc thư chiến đó, người ta thấy rõ ý nguyện của các quốc gia giàu có, đó là các quốc gia nghèo hãy thôi tàn phá giới tự nhiên. Tuy nhiên, trên lập trường của một trong những nước nghèo nhất thế giới (tại thời điểm đó), Malaysia tuyên bố họ có quyền làm bất kỳ điều gì họ muốn (trên đất nước của họ) để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng đến hôm nay, quan điểm của Malaysia liệu chăng đã có nhiều thay đổi, khi mà Malaysia không còn quá nghèo như trước, khi mà những vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh như y tế, giáo dục, môi trường sống đô thị, tắc nghẽn giao thông v.v…, trở thành những nút thắt cổ chai cho quá trình phát triển tại nhiều quốc gia.



Đọc thêm tại:

Tài nguyên nào được xem là tài nguyên thực sự có thế bị cạn kiệt ?

      Quan điểm đối lập của một số học giả, giống như Simon, xuất phát từ một cách nhìn nhận khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài nguyên không tái sinh (non-renewable resources). Thực tế, quan điểm trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên không cạn kiệt như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều hay thậm chí là silicon từ cát…là tương đối tường minh và không gây ra nhiều ý kiến.

     Nhưng vấn đề ở đây lại là tài nguyên nào được xem là tài nguyên thực sự có thế bị cạn kiệt ? Nếu tiếp tục đào sâu hơn vào lòng trái đất, đương nhiên, con người sẽ có thêm nhiều khoáng sán tự nhiên nữa (thậm chí có thế nhiều gấp hàng trăm triệu lần), nhiều hơn so với lượng khoáng sản mà lịch sử ngành khai khoáng đã từng làm ra đến thời điểm này. Do đó, vấn đề ở đây lại quay trở lại là “chi phí”. Những người ủng hộ tăng trưởng đặt niềm tin tuyệt đối vào khả năng tiến bộ công nghệ có thế nhanh chóng làm giảm chi phí sản xuất, hay nói cách khác giá cả tài nguyên sẽ giảm xuống và theo đó tính khan hiểm của tài nguyên cũng không còn.

cạn kiệt


      Hai quan điểm trên về việc sử dụng tài nguyên có sự khác biệt căn bản trong mối tương quan giữa sản lượng và giá cả. Trong quan điểm của những nhà kỹ thuật, họ nhấn mạnh vào số lượng, và do đó, luôn báo động thế giới về khả năng cạn kiệt tài nguyên. Tuy nhiên, những dự báo của họ dường như đang trở nên quá bi quan. Ngay cả về số lượng, rất nhiều cuộc thăm dò khoáng sản và kế hoạch khai thác tài nguyên của các quốc gia cũng chưa cho thấy mức độ bi quan trầm trọng như vậy. Nếu các quốc gia trên thế giới có thể áp dụng những công nghệ sản xuất tiết kiệm nhất (ngay cả những công nghệ hiện đã có trên thế giới) thì áp lực đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường có thể được giảm nhẹ đáng kế. Một nghiên cứu của Nhật Bản đã chỉ ra rằng để sản xuất ra cùng một lượng thép, điện, xi măng và giấy, Trung Quốc đang tạo ra lượng khí thải carbon gấp 24 lần và lượng oxit sunfua (SO, S02…) gấp 184 lần so với Nhật Bản. Bên cạnh việc chuyển giao nhũng công nghệ đã có, quá trình đổi mới công nghệ, phát minh ra những công nghệ mới vẫn đang diễn ra và hứa hẹn sẽ tiếp tục xoa dịu vấn đề cạn kiệt tài nguyên.

      Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng nhất quan điểm này, một số học giả theo trường phái chống tăng trưởng (anti-growth) đã chi ra trong một số lĩnh vực, thị trường không phải là thứ có thể giải quyết tốt vấn đề này. Họ đặc biệt quan ngại về những biến đổi không thể vãn hồi được (irreversible changes). Ví dụ, sự tuyệt chủng của một số loài sẽ là vĩnh viễn. Và do vậy, cạn kiệt tài nguyên trở thành vấn đề hết sức rủi ro. Trong tất cả những trao đổi trên, ít nhất người ta cũng đồng ý với nhau một quan điếm ràng: Dân sốtại các quốc gia đang phát triển cần phải được kiểm soát bất chấp diễn tiến ra sao của các biến số còn lại theo thời gian.



Đọc thêm tại:

Dân số với tài nguyên và môi trường

     Theo lý thuyết tàn cô điển, giá cả giữ vai trò như một cơ chế tự động điều chỉnh mức độ sử dụng tài nguyên từ phía cầu và qua đó thúc đẩy từ phía cung việc mở rộng khai thác để có thêm tài nguyên khả dụng. Vì thế khi tài nguyên trả nên khan hiểm, giá cá tăng sẽ khiến con người phải cài tiến công nghệ (hoặc tạo ra những sán phẩm thay thế) trong cá tiêu dùng và sản xuất.

     Những nhà môi trường, dù đã đồng ý với các nhà kinh tế học về vai trò của giá cá trong việc điều tiết mức độ sử dụng, nhưng vẫn báo lưu quan điểm tương đối bi quan về sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá khứ, những mối quan ngại kiểu như vậy dường như chưa bao giờ được xem trọng đúng mức.

     Một câu chuyện thực, năm 1980 nhà nghiên cứu môi trường nổi tiếng Paul Ehrilich đã cá cược với nhà kinh tế học ưu tiên tăng trưởng, Julian Simon, một khoản tiền là 1000 đô la với nội dung như sau: theo Ehrilich, trong 10 năm tới, giá cả của năm loại kim loại cơ bản bao gồm đồng, crôm, niken, thiếc và vonfram sẽ tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 1990 mức giá cả của cả 5 loại kim loại này đều giảm xuống, và đương nhiên Ehrilich là người mất tiền.

Dân số


    Trong cuốn sách nổi tiếng của mình với tựa đề “Nguồn lực tối thượng” (The Ultimate Resource, 1981), Julian Simon đã đề cập tới vấn đề dân số. Nếu ai đó vẫn còn nghi ngờ hay không rõ về quan điểm của tác giá, thì ngay lập tức, khi nhìn vào trang bìa của cuốn sách, mọi nghi ngờ đó sẽ phải tan biến bởi những dòng chữ in khổ lớn: “Tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đang trở nên ít khan hiếm hơn”, “Nguồn cung lương thực thế giới đang được cải thiện” và “Tăng trưởng dân số mang lại lợi ích trong dài hạn”.

     Quan điểm đối lập của một số học giả, giống như Simon, xuất phát từ một cách nhìn nhận khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài nguyên không tái sinh (non-renewable resources). Thực tế, quan điểm trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên không cạn kiệt như năng lượng mặttrời, gió, thủy triều hay thậm chí là silicon từ cát…là tương đối tường minh và không gây ra nhiều ý kiến. Nhưng vấn đề ở đây lại là tài nguyên nào được xem là tài nguyên thực sự có thế bị cạn kiệt!? Nếu tiếp tục đào sâu hơn vào lòng trái đất, đương nhiên, con người sẽ có thêm nhiều khoáng sản tự nhiên nữa (thậm chí có thế nhiều gấp hàng trăm triệu lần), nhiều hơn so với lượng khoáng sản mà lịch sử ngành khai khoáng đã từng làm ra đến thời điểm này. Do đó, vấn đề ở đây lại quay trở lại là “chi phí”. Những người ủng hộ tăng trưởng đặt niềm tin tuyệt đối vào khả năng tiến bộ công nghệ có thế nhanh chóng làm giảm chi phí sản xuất, hay nói cách khác giá cả tài nguyên sẽ giảm xuống và theo đó tính khan hiểm của tài nguyên cũng không còn.



Quan điểm về tăng trưởng dân số

     Một trong những quan điểm gần đây về tăng trưởng dân số được hình thành dựa trên tính hạn chế của tài nguyên trên hành tinh chúng ta. Những vấn đề mang tính toàn cầu liên quan đến tăng trưởng dấn số đã được đưa ra trong Báo cáo phát triển thể giới từ năm 1984.

     Các quốc gia trên thế giới đều chịu những ảnh hưởng nhất định do tính hạn chế trong môi trường sống trên trái đất, đặc biệt là khi tăng trưởng dân số tiếp tục diễn ra tại các quốc gia lớn như Ấn Độ và Trung Quốc, những nơi mà tỷ lệ dân số/đất đai đã và đang trở nên rất cao. Một số học giả đã đưa ra những cảnh báo về việc thế giới đang tiến gần đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên.

tăng trưởng dân số


      Từ năm 1972, trong báo cáo nổi tiếng của mình, một nhóm học giả với tên gọi ‘Câu lạc bộ Rome’ đã khởi đầu cho một cuộc tranh luận kéo dài tới tận hôm nay về mối liên hệ giữa tăng trưởng và môi trường. Mặc dù báo cáo này bị phê phán khá nhiều trên phương diện phương pháp luận khi họ bỏ qua vai trò vô cùng quan trọng của giá cả trong việc điều tiết tính chất khan hiếm của nguồn lực. Tuy nhiên, trên nhiều phương diện khác, báo cáo này đã nhận được rất nhiều sự hoan nghênh với tư cách là báo cáo chính thức đầu tiên làm dấy lên sự quan tâm của công luận về vấn đề này. Ở cấp độ đơn giản nhất, trong bất kỳ nghiên cứu hoặc phân tích nào về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề cạn kiệt tài nguyên, người ta luôn đưa ra phương trình sau:

     Sự cạn kiệt tài nguyên = Quy mô dân số X Thu nhập bình quân X Mức độ sử dụng nguồn lực.

     Phương trình này, dù được trình bày dưới dạng quy mô như trên, hay dưới dạng tốc độ tăng trưởng, thật sự quá giản đơn trong cách nhìn nhận của nhiều người. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ thấy nó gợi ý cho chúng ta nhiều hơn những gì ta nghĩ về vấn đề cạn kiệt tài nguyên. Đầu tiên, phương trình là một hình ảnh tổng quát thể hiện vai trò của ba yếu tố được quan tâm đó là tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dân số và suy thoái môi trường. Lần lượt chúng ta sẽ thảo luận từng yếu tố. Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần lưu ý rằng, luôn tồn tại những mối liên hệ, nhũng sự tác động qua lại giữa các biến số với nhau, nhiều trong số chúng thậm chí trở nên đặc biệt quan trọng. Ví dụ, ở phần trước, chúng ta đã chứng kiến mối quan hệ tác động qua lại khá phức tạp giữa tăng trưởng dân số và tăng trưởng sản lượng. Tương tự như vậy, mối liên hệ phức tạp giữa tăng trưởng kinh tế và sử dụng tài nguyên cũng là một nội dung nhận được nhiều bình luận, đôi khi đối lập nhau. Câu lạc bộ Rome bị phê phán chú yếu vì họ đã tiếp cận một cáchtương đối xơ cứng và máy móc đối với việc sử dụng tài nguyên. Trongkhi đó, cách tiếp cận của kinh tế học lại nhấn mạnh hơn vào việc phân tích thay đối của giá cả, xem giá cả chính là tín hiệu cánh báo chúng ta về ngu cơ cạn kiệt nguồn lực.



Tăng trưởng dân số tạo ra những mâu thuẫn

        Suy cho cùng, cũng phải thừa nhận rằng, thế giới nói chung vẫn đang tiếp tục giàu lên trong khi quy mô dân số tiếp tục mở rộng. Liệu thế giới có được như ngày hôm nay nếu quy mô dân số của chúng ta không thay đổi. Liệu nước Anh có phải quốc gia đầu tiên thực hiện cách mạng công nghiệp nếu như quy mô dân số của họ vẫn dậm chân tại chỗ. Và liệu Mỹ có trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới nếu không có những dòng người nhập cư ồ ạt để khai thác tài nguyên trù phú từ mảnh đất này?

      Như vậy, tăng trưởng dân số dường như đang đặt ra cho chúng ta những mâu thuẫn. Một mặt, dân số tăng có thế làm giảm chất lượng cuộc sống khi nó tác động tiêu cực lên tỷlệ tiết kiệm bình quân. Nhưng mặt khác, dân số tăng, lực lượng lao động tăng, lại cũng có thể cải thiện mức sống thông qua quá trình học hỏi, chuyên môn hóa, và hưởng lợi nhờ hiệu quả kinh tế theo quy mô. Thị trường mở rộng và sản lượng tăng lên rõ ràng là hoàn toàn có thể. Mâu thuẫn trên, về cơ bản, có thể được tiếp cận bằng phương trình sau

o = p . (O/P) hoặc go = gp + go/p

       Trong đó, o là mức sản lượng, p là dân số và o/p là sán lượng bình quân đầu người (với giả định tỷ lệ dân số tham gia hoạt động kinh tế trong dân số là không đổi). Lượng vốn bình quân người công nhân giảm xuống (cùng với quy luật năng suất cận biên giám dần) cho biết mối quan hệnghịch chiều giữa hai yếu tố cấu thành nên vế phải của phương trình. Trongkhi đó, cũng có những tác nhân nhất định (như đã trình bày ở trên) khiến mối quan hệ giữa hai thành tố này lại trớ nên đông biên. Như vậy, điều quan trọng là tác động nào chi phối, quyết định mối quan hệ này. Mối liên hệ giữa tăng dân số (gp) với tăng trưởng kinh tế (go), khi đó, được quyết định bởi mối liên hệ giữa tăng trưởng dân số (gp) và tăng năng suất (gp/o). Thực tế, bằng chứng thực nghiệm tại nhiều quốc gia khác nhau không cho chúng ta kết luận gì nhiều về mối liên hệ giữa hai yếu tố kể trên. Với nhiều nghiên cứu đã thực hiện đến thời điểm này, có rất ít bằng chứng để kết luận rằng giảm tốc độ tăng trưởng dân số sẽ có nhiều tác động lên thu nhập binh quân. Có lẽ, người ta úng hộ việc giảm tốc độ tăng trưởng dân số bởi nhiều lý do khác ví dụ như giảm tình trạng chen chúc, đông đúc tại, các thành phố lớn, giảm áp lực với nguồn cung lương thực và tổng quát hơn nữa là cải thiện khả năng phân phối thu nhập. Như vậy, không khắng định được quan hệ nghịch chiều giữa tăng trưởng dân số và sản lượng bình quân không có nghĩa chúng ta phản đối, hay tỏ ra thờ ơ với các chương trình kiểm soát dân số. Ngược lại, khi mối quan hệ giữa dân số và mức sống nói chung chưa thực sự rõ ràng, thậm chí trở nên bất định (uncertainty) và chịu tác động bởi nhiều yếu tố đan xen, thì cách thức hợp lý nhất được đưa ra có lẽ vẫn là theo đuổi các chương trình kiểm soát dân số dựa trên giả định rằng kiểm soát được dân số sẽ khiến thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Bởi đơn giản, kiểm soát được hầu như vẫn tốt hơn tình trạng không kiểm soát hay không thể kiểm soát!

Tăng trưởng dân số


        Đối với các quốc gia đang phát triển, đặc trưng bởi thu nhập thấp, khả năng tích lũy thấp, khả năng đổi mới công nghệ yếu, tăng trưởng dân số quá nhanh rõ ràng sẽ tác động tiêu cực tới quá trình phát triển. Vì vậy, kiềm chế và giảm tăng trưởng dân số tại các quốc gia nghèo và lạc hậu chính là một trong những điều kiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân tại các quốc gia này.


Quan hệ giữa mức tăng trưởng dân số và sản lượng lao động

       Trên thực tê, có khá nhiều lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm chứng minh quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng dân số và mức sản lượng bình quân người công nhân, nhất là trong khu vực sản xuất, giả định rằng lực lượng lao động sẽ tăng lên khi quy mô dân số mở rộng (tác động của Verdoom). Người ta có thể lý giải mối quan hệ thuận chiều trên bằng nhiều cách.

      Thứ nhất, một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao về việc làm và sản lượng có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh hơn và do đó tốc độ tiến bộ về công nghệ cũng nhanh hơn. Thứ hai, đối với các nền kinh tế hưởng lợi từ quy mô, dù là từ bên trong hay do bên ngoài mang lại, thì sản lượng và việc làm tăng sẽ cải thiện được năng suất lao động nói chung. Thứ ba, quy luật hiệu quả theo quy mô đôi khi cũng phát huy tác dụng trong việc sử dụng vốn. Nhu cầu vốn, trong đa phần các trường họp không tăng lên với tốc độ tỉ lệ với sự tăng lên của dân số. Việc cung cấp và sử dụng vốn đôi khi không thể chia nhỏ theo kiểu bình quân đầu người được, nhất là trong các lĩnh vực giao thông vận tải hay các vấn đề về cơ sở hạ tầng khác (một người hay mười người, thậm chí trăm người đi trên một con đường sẽ không ảnh hưởng nhiều tới chi phí xây dựng con đường đó nhưng lại ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của nó, và chúng ta cũng chỉ có thể làm một con đường chứ không thể làm 1/10 hay 1/100 con đường tùy theo số lượng người sử dụng nó…).

tăng trưởng dân số


       Đó là chưa kể đến việc khai thác vốn theo chiều sâu khi lý thuyết “vòngđời” phát huy tác dụng, trong điều kiện tốc độ tăng trưởng dân số ở mức cân bằng tối ưu, dân số tăng đồng nghĩa với tỷ lệ tiết kiệm tăng lên.

      Ngoài ra, áp lực dân số cũng có thể tác động vào động lực sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo ra tiến bộ công nghệ và vượt qua những hậu quả tiêu cực gây ra do tăng trưởng dân số. Theo nghĩa này, áp lực dân số lên nguồn cung lương thực được xem là một trong những kích thích tố chủ yếu dẫn đến cuộc “Cách mạng xanh những năm 1970”. Cơ cấu dân số trẻ của một quốc gia cũng có thể khiến quốc gia đó thích ứng nhanh hơn với những thay đổi, dễ tiếp nhận cái mới, tích cực chuyển đổi nguồn lực từ những khu vực năng suất thấp, sang khu vực có năng suất cao hơn và vì vậy có khả năng nâng cao thu nhập bình quân. Trong mô hình phát triển của Hirschman, tăng trưởng dân số làm tăng nguồn cung của những tài năng, những nhà cải cách, mở rộng thị trường và tìm ra các “lối tắt” trong quá trình phát triển.



Áp lực dân số

        Không những thế, nhiều học giả đã cho rằng, trong dài hạn (thậm chí rất dài hạn) tỉlệ tiết kiệm bình quân thậm chí còn tăng khi dân số tăng lên do tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế tăng lên so với dân số không hoạt động kinh tế. Đây chính là một dự báo theo lý thuyết “vòng đời” của tiết kiệm do nhà kinh tế học Modigliani (1970) đưa ra. Trong dài hạn, khi dân số tăng lên ở một tốc độ xác định nào đó, cơ cấu tuổi của dân số đạt đến trạng thái cân bằng tối, ưu (balance growth), và khi đó tỉ lệ tiết kiệm và thu nhập bình quân đều có xu hướng tăng lên do năng suất được cải thiện.

         Ngoài ra, việc trẻ em được sinh ra tác động ra sao tới tổng tiết kiệm xã hội còn cần được nghiên cứu dưới góc độ hành vi của hộ gia đình, phụ thuộc vào việc họ hành xử ra sao khi số con nhiều hơn. Nếu như đó chỉ là một sự thay thể trong các khoản chi tiêu của gia đình, ví dụ chi tiêu cho quần áo, trang sức giờ đây được thay thế bàng chi tiêu cho việc sinh và nuôi con thì sức ảnh hưởng của chúng lên tiết kiệm hộ gia đình rõràng chưa kết luận được. Không những thế, đế nuôi dạy những đứa con mới sinh ra, các thành viên trong gia đình, thậm chí, sẽ có động lực làm việc chăm chi hơn và kiếm được thu nhập nhiều hơn. Trong những trường hợp như vậy, tăng trưởng  dân số hoàn toàn không tác động tiêu cực tới tiết kiệm xã hội. Tiết kiệm trong nhiều gia đình thậm chí sẽ tăng lên khi thu nhập của gia đình gia tăngvà sự thay thế trong chi tiêu hộ gia đình được thực hiện một cách phù hợp Mức độ thay thế chi tiêu của hộ gia đình, nhiều hay ít, lại phụ thuộc vào khả năng có thế thay thế được, do ảnh hướng của mức sống, và lượng tích lũy đã có của từng hộ gia đình.

Áp lực dân số


        Nhìn chung, sự tăng hay giảm của sản lượng trước áp lực dân số bản chất lại là mối liên hệ giữa tăng trưởng dân số với vấn đề năng suất tống thể.Lập luận cho rằng tăng trường dân số chậm lại có tác động tích cực đến tỷ lệ tiết kiệm dựa trên giả định các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất là độc lập với số lượng người phụ thuộc (ăn theo), những người sẽ chỉ biết tiêu dùng chứ không sản xuất. Nhưng phải thừa nhận rằng, dân số tăng nhanh sẽtạo ra những động lực cho quá trình sản xuất và tạo ra các việc làm mới, tác động tích cực tới năng suất và sán lượng của nền kinh tê. 



Tác động của tăng trưởng dân số

       Có thể nói, những lập luận trên không hẳn vô lý nhưng những băng chứng thực nghiệm lại rất hiếm khi ủng hộ quan điểm này. Trong một sô nghiên cứu mô phỏng (simulation) tại một số quốc gia đơn lẻ, người ta đã chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa tăng trưởng dân số và quá trình tích lũy vốn, nhưng những nghiên cứu này lại đặt trong giả định rằng: “tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP growth) là không đổi”. Rõ ràng, trong trường hợp tăng trưởng dân số và tăng trưởng TFP có mối tương quan dương, cùng chiều (mà điều này lại hoàn toàn có thể xảy ra), thì những nghiên cứu trên sẽ mất đi sự thuyết phục.

        Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, phải khẳng định rằng tác động của tăng trưởng dân số tới tỷ lệ tích lũy bình quân về mặt lý thuyết còn phức tạp hon nhiều so với những gì các lập luận trên đưa ra. Một quan điểm (cổ điển) khác cho rằng tăng trường dân số sẽ khiến tỉ lệ tiết kiệm xã hội giảm xuống khi tỉ lệ phụ thuộc (ăn theo) trong dân số tăng lên, trẻ em khi đó được xem là những đối tượng chỉ biết tiêu dùng mà không sản xuất. Nếu nhìn ngược lại, bỏ qua hiện tượng lao động trẻ em (vẫn tồn tại) tại các nước đang pháttriển phải chăng lập luận này cho rằng dân số không tăng, hay giảm xuống, sẽ khiển tỉ lệ tiết kiệm tăng lên khi cơ cấu tuổi của dân số trở nên “già” hơn? Lập luận này trên thực tế cũng không thuyết phục. Chính những người già, những người cao tuổi, cũng là đối tượng chỉ biết tiêu dùng mà không sản xuất và tí lệ người già trong dân số đương nhiên sẽ tăng khi dân số tăng trưởng chậm lại hoặc không tăng.

tăng trưởng dân số


       Như vậy, tác động đến tỉ lệ tiết kiệm xã hội từ tốc độ tăng trưởng dân số sẽ phụ thuộc vào cẩu trúc thực tế của hệ số ăn theo tổng hợp (total dependency ratio), bao gồm cả những người dưới và trên tuổi lao động. Ngoài ra, khuynh hướng tiết kiệm (hoặc không tiết kiệm) của hai nhóm người phụ thuộc này cũng là nhân tổ để xem xét. Ví dụ, nếu khuynh hướng không tiết kiệm của người già về hưu lớn hơn so với các bạn trẻ, dưới tuổi lao động, tỉ lệ tiết kiệm xã hội có thể sẽ giảm khi tỷsuất sinh thô giảm xuống và tỷ lệ phụ thuộc của người già tăng lên. Như vậy, khi chúng ta thừa nhận khuynh hướng không tiết kiệm của cả hai nhóm người phụ thuộc (già hay trẻ), kết luận một chiều rằng tốc độ tăng trưởng dân số cao chắc chắn sẽ khiến tỉ lệ tiết kiệm giảm xuống, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, có thể sẽ trớ nên vội vã, thiếu căn cứ.


Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/dan-so-voi-nang-suat-va-san-luong.html


Dân số với năng suất và sản lượng

         Trong phần trao đổi trước (phần 6.2.1), dân số được tiếp cận chủ yếu dưới góc độ của một yếu tố cấu thành nên tổng càu, là đối tượng tham gia vào quá trình phân chia thu nhập của nền kinh tế. Ngược lại, trong phần này, dân số sẽ được phân tích chủ yếu dưới góc độ tổng cung, được xem là một trong những nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.


        Dân số chính là cội rễ của lao động, về cơ bản dân số càng đông thì số lượng công nhân (hay người lao động) càng nhiều. Và như vậy, với tư cách là một yểu tố cấu thành nên tổng cung (bên cạnh các yếu tố khác như Vốn, Tài nguyên và Công nghệ) dân số gia tăng tạo cơ hội mở rộng tổng cung, nâng cao mức sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa dân số và sản lượng của nền kinh tế không phải là câu chuyện một chiều và chỉ có tác động tích cực kế trên.

Dân số


          Dân số tăng lên có thể tác động xấu đến phát triển kinh tế khi nó khiến nền kinh tế suy giảm hai khả năng sau: (i) gia tăng vốn sàn xuất và (ii) đẩy nhanh tiến bộ khoa học công nghệ để có thế liên tục nâng cao thu nhập bình quân, Theo đó, khi công nghệ không thế tiến bộ nhanh chóng, vượt lên được so với tốc độ tăng trưởng dân số, việc dân số cứ tăng lên sẽ khiến thu nhập bình quân thực tế giảm xuống. Dân số tăng nhanh cùng khiến mức vốn binh quân trên người công nhân (capital per worker) giảm xuống, nhất là khi song hành cùng với tỷ suất sinh thô cao (crude birth rate) và dân số ngày càng trẻ hóa.

       Một số nghiên cứu cổ điển về tăng trướng dân số và quá trình phát triển đối với trường hợp của Án Độ, đã chỉ ra rằng: lực lượng lao động tăng lên có thể khiến tổng sản phẩm xã hội tăng lên, tuy nhiên việc mở rộng quy mô nhanh chóng của lực lượng lao động có thể khiến mức sản lượng bình quân trên một người công nhân giảm xuống, mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn dương. Đây là kết quả của việc lực lượng lao động tăng nhanh đã hấp thụ thêm một lượng vốn lớn nhằm cung cấp công cụ lao động cho những “công nhân mới” để họ có thể làm việc ngang bằng (về sản lượng) với những “công nhân cũ”, nghĩa là một phần vốn đáng kể có thể được sử dụng để nghiên cửu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất đã bị sử dụng chì với mục đích “duy trì mức năng suất cũ”. Do vậy khả năng để tăng mức sán lượng bình quân trên người công nhân, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sẽ giảm xuống.