Pages

Subscribe:

Quan điểm về tăng trưởng dân số

     Một trong những quan điểm gần đây về tăng trưởng dân số được hình thành dựa trên tính hạn chế của tài nguyên trên hành tinh chúng ta. Những vấn đề mang tính toàn cầu liên quan đến tăng trưởng dấn số đã được đưa ra trong Báo cáo phát triển thể giới từ năm 1984.

     Các quốc gia trên thế giới đều chịu những ảnh hưởng nhất định do tính hạn chế trong môi trường sống trên trái đất, đặc biệt là khi tăng trưởng dân số tiếp tục diễn ra tại các quốc gia lớn như Ấn Độ và Trung Quốc, những nơi mà tỷ lệ dân số/đất đai đã và đang trở nên rất cao. Một số học giả đã đưa ra những cảnh báo về việc thế giới đang tiến gần đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên.

tăng trưởng dân số


      Từ năm 1972, trong báo cáo nổi tiếng của mình, một nhóm học giả với tên gọi ‘Câu lạc bộ Rome’ đã khởi đầu cho một cuộc tranh luận kéo dài tới tận hôm nay về mối liên hệ giữa tăng trưởng và môi trường. Mặc dù báo cáo này bị phê phán khá nhiều trên phương diện phương pháp luận khi họ bỏ qua vai trò vô cùng quan trọng của giá cả trong việc điều tiết tính chất khan hiếm của nguồn lực. Tuy nhiên, trên nhiều phương diện khác, báo cáo này đã nhận được rất nhiều sự hoan nghênh với tư cách là báo cáo chính thức đầu tiên làm dấy lên sự quan tâm của công luận về vấn đề này. Ở cấp độ đơn giản nhất, trong bất kỳ nghiên cứu hoặc phân tích nào về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề cạn kiệt tài nguyên, người ta luôn đưa ra phương trình sau:

     Sự cạn kiệt tài nguyên = Quy mô dân số X Thu nhập bình quân X Mức độ sử dụng nguồn lực.

     Phương trình này, dù được trình bày dưới dạng quy mô như trên, hay dưới dạng tốc độ tăng trưởng, thật sự quá giản đơn trong cách nhìn nhận của nhiều người. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ thấy nó gợi ý cho chúng ta nhiều hơn những gì ta nghĩ về vấn đề cạn kiệt tài nguyên. Đầu tiên, phương trình là một hình ảnh tổng quát thể hiện vai trò của ba yếu tố được quan tâm đó là tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dân số và suy thoái môi trường. Lần lượt chúng ta sẽ thảo luận từng yếu tố. Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần lưu ý rằng, luôn tồn tại những mối liên hệ, nhũng sự tác động qua lại giữa các biến số với nhau, nhiều trong số chúng thậm chí trở nên đặc biệt quan trọng. Ví dụ, ở phần trước, chúng ta đã chứng kiến mối quan hệ tác động qua lại khá phức tạp giữa tăng trưởng dân số và tăng trưởng sản lượng. Tương tự như vậy, mối liên hệ phức tạp giữa tăng trưởng kinh tế và sử dụng tài nguyên cũng là một nội dung nhận được nhiều bình luận, đôi khi đối lập nhau. Câu lạc bộ Rome bị phê phán chú yếu vì họ đã tiếp cận một cáchtương đối xơ cứng và máy móc đối với việc sử dụng tài nguyên. Trongkhi đó, cách tiếp cận của kinh tế học lại nhấn mạnh hơn vào việc phân tích thay đối của giá cả, xem giá cả chính là tín hiệu cánh báo chúng ta về ngu cơ cạn kiệt nguồn lực.