Pages

Subscribe:

Tăng trưởng dân số tạo ra những mâu thuẫn

        Suy cho cùng, cũng phải thừa nhận rằng, thế giới nói chung vẫn đang tiếp tục giàu lên trong khi quy mô dân số tiếp tục mở rộng. Liệu thế giới có được như ngày hôm nay nếu quy mô dân số của chúng ta không thay đổi. Liệu nước Anh có phải quốc gia đầu tiên thực hiện cách mạng công nghiệp nếu như quy mô dân số của họ vẫn dậm chân tại chỗ. Và liệu Mỹ có trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới nếu không có những dòng người nhập cư ồ ạt để khai thác tài nguyên trù phú từ mảnh đất này?

      Như vậy, tăng trưởng dân số dường như đang đặt ra cho chúng ta những mâu thuẫn. Một mặt, dân số tăng có thế làm giảm chất lượng cuộc sống khi nó tác động tiêu cực lên tỷlệ tiết kiệm bình quân. Nhưng mặt khác, dân số tăng, lực lượng lao động tăng, lại cũng có thể cải thiện mức sống thông qua quá trình học hỏi, chuyên môn hóa, và hưởng lợi nhờ hiệu quả kinh tế theo quy mô. Thị trường mở rộng và sản lượng tăng lên rõ ràng là hoàn toàn có thể. Mâu thuẫn trên, về cơ bản, có thể được tiếp cận bằng phương trình sau

o = p . (O/P) hoặc go = gp + go/p

       Trong đó, o là mức sản lượng, p là dân số và o/p là sán lượng bình quân đầu người (với giả định tỷ lệ dân số tham gia hoạt động kinh tế trong dân số là không đổi). Lượng vốn bình quân người công nhân giảm xuống (cùng với quy luật năng suất cận biên giám dần) cho biết mối quan hệnghịch chiều giữa hai yếu tố cấu thành nên vế phải của phương trình. Trongkhi đó, cũng có những tác nhân nhất định (như đã trình bày ở trên) khiến mối quan hệ giữa hai thành tố này lại trớ nên đông biên. Như vậy, điều quan trọng là tác động nào chi phối, quyết định mối quan hệ này. Mối liên hệ giữa tăng dân số (gp) với tăng trưởng kinh tế (go), khi đó, được quyết định bởi mối liên hệ giữa tăng trưởng dân số (gp) và tăng năng suất (gp/o). Thực tế, bằng chứng thực nghiệm tại nhiều quốc gia khác nhau không cho chúng ta kết luận gì nhiều về mối liên hệ giữa hai yếu tố kể trên. Với nhiều nghiên cứu đã thực hiện đến thời điểm này, có rất ít bằng chứng để kết luận rằng giảm tốc độ tăng trưởng dân số sẽ có nhiều tác động lên thu nhập binh quân. Có lẽ, người ta úng hộ việc giảm tốc độ tăng trưởng dân số bởi nhiều lý do khác ví dụ như giảm tình trạng chen chúc, đông đúc tại, các thành phố lớn, giảm áp lực với nguồn cung lương thực và tổng quát hơn nữa là cải thiện khả năng phân phối thu nhập. Như vậy, không khắng định được quan hệ nghịch chiều giữa tăng trưởng dân số và sản lượng bình quân không có nghĩa chúng ta phản đối, hay tỏ ra thờ ơ với các chương trình kiểm soát dân số. Ngược lại, khi mối quan hệ giữa dân số và mức sống nói chung chưa thực sự rõ ràng, thậm chí trở nên bất định (uncertainty) và chịu tác động bởi nhiều yếu tố đan xen, thì cách thức hợp lý nhất được đưa ra có lẽ vẫn là theo đuổi các chương trình kiểm soát dân số dựa trên giả định rằng kiểm soát được dân số sẽ khiến thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Bởi đơn giản, kiểm soát được hầu như vẫn tốt hơn tình trạng không kiểm soát hay không thể kiểm soát!

Tăng trưởng dân số


        Đối với các quốc gia đang phát triển, đặc trưng bởi thu nhập thấp, khả năng tích lũy thấp, khả năng đổi mới công nghệ yếu, tăng trưởng dân số quá nhanh rõ ràng sẽ tác động tiêu cực tới quá trình phát triển. Vì vậy, kiềm chế và giảm tăng trưởng dân số tại các quốc gia nghèo và lạc hậu chính là một trong những điều kiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân tại các quốc gia này.