Quan điểm đối lập của một số học giả, giống như Simon, xuất phát từ một cách nhìn nhận khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài nguyên không tái sinh (non-renewable resources). Thực tế, quan điểm trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên không cạn kiệt như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều hay thậm chí là silicon từ cát…là tương đối tường minh và không gây ra nhiều ý kiến.
Nhưng vấn đề ở đây lại là tài nguyên nào được xem là tài nguyên thực sự có thế bị cạn kiệt ? Nếu tiếp tục đào sâu hơn vào lòng trái đất, đương nhiên, con người sẽ có thêm nhiều khoáng sán tự nhiên nữa (thậm chí có thế nhiều gấp hàng trăm triệu lần), nhiều hơn so với lượng khoáng sản mà lịch sử ngành khai khoáng đã từng làm ra đến thời điểm này. Do đó, vấn đề ở đây lại quay trở lại là “chi phí”. Những người ủng hộ tăng trưởng đặt niềm tin tuyệt đối vào khả năng tiến bộ công nghệ có thế nhanh chóng làm giảm chi phí sản xuất, hay nói cách khác giá cả tài nguyên sẽ giảm xuống và theo đó tính khan hiểm của tài nguyên cũng không còn.
Hai quan điểm trên về việc sử dụng tài nguyên có sự khác biệt căn bản trong mối tương quan giữa sản lượng và giá cả. Trong quan điểm của những nhà kỹ thuật, họ nhấn mạnh vào số lượng, và do đó, luôn báo động thế giới về khả năng cạn kiệt tài nguyên. Tuy nhiên, những dự báo của họ dường như đang trở nên quá bi quan. Ngay cả về số lượng, rất nhiều cuộc thăm dò khoáng sản và kế hoạch khai thác tài nguyên của các quốc gia cũng chưa cho thấy mức độ bi quan trầm trọng như vậy. Nếu các quốc gia trên thế giới có thể áp dụng những công nghệ sản xuất tiết kiệm nhất (ngay cả những công nghệ hiện đã có trên thế giới) thì áp lực đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường có thể được giảm nhẹ đáng kế. Một nghiên cứu của Nhật Bản đã chỉ ra rằng để sản xuất ra cùng một lượng thép, điện, xi măng và giấy, Trung Quốc đang tạo ra lượng khí thải carbon gấp 24 lần và lượng oxit sunfua (SO, S02…) gấp 184 lần so với Nhật Bản. Bên cạnh việc chuyển giao nhũng công nghệ đã có, quá trình đổi mới công nghệ, phát minh ra những công nghệ mới vẫn đang diễn ra và hứa hẹn sẽ tiếp tục xoa dịu vấn đề cạn kiệt tài nguyên.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng nhất quan điểm này, một số học giả theo trường phái chống tăng trưởng (anti-growth) đã chi ra trong một số lĩnh vực, thị trường không phải là thứ có thể giải quyết tốt vấn đề này. Họ đặc biệt quan ngại về những biến đổi không thể vãn hồi được (irreversible changes). Ví dụ, sự tuyệt chủng của một số loài sẽ là vĩnh viễn. Và do vậy, cạn kiệt tài nguyên trở thành vấn đề hết sức rủi ro. Trong tất cả những trao đổi trên, ít nhất người ta cũng đồng ý với nhau một quan điếm ràng: Dân sốtại các quốc gia đang phát triển cần phải được kiểm soát bất chấp diễn tiến ra sao của các biến số còn lại theo thời gian.
Đọc thêm tại:
- http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/
- http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/04/bat-binh-dang-gioi-o-viet-nam.html
- http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/dan-so-voi-tai-nguyen-va-moi-truong.html