Pages

Subscribe:

Các nhân tố tác động tới quá trình di dân

    Nhìn chung, quyết định di dân có thể chịu tác động bởi khá nhiều nhân tố (đôi khi khá phức tạp). Đối với mỗi người dân, di cư gắn liền với những sự thay đổi lớn trên nhiều phương diện của cuộc sống: kinh tế, xã hội, giáo dục, môi trường…, sự khác biệt kinh tế và phi kinh tể giữa các vùng, miền, giữa các quốc gia, giữa những nhóm người, giữa nơi họ đi và nơi họ đến. Vì vậy, di dân thường được xem là một trong những quyết định trọng đại, “của cả cuộc đời”, đối với một người và/hoặc với một gia đình.

     Trên phương diện vi mô, mỗi cá nhân thường quyết định rời bỏ quê hương đến một nơi khác thông thường vì mục đích mưu cầu (hay kỳ vọng) một cuộc sống tốt đẹp hơn (nhất là về mặt kinh tế).

nhân tố


     Trên phương diện vĩ mô, di dân thông thường được khích lệ bởi sự kết hợp hai yếu tố. Thứ nhất là quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại quốc tê ngày càng tăng, nhất là giữa các quốc gia giàu. Yếu tố thứ hai xuất phát từ phía các quốc gia có thu nhập thấp, khi tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động tại các quốc gia này quá cao so với sự hạn chế về cơ hội việc làm (cả về số việc làm tạo ra và tiền lương có được).

     Trước đây, các nhân tố tác động đến quyết định di dân cũng được nghiên cứu trên nhiều phương diện khác (phi kinh tế) như:


  1. Nhân tố xã hội, mong muốn thoát khỏi những rào cán truyền thống trong các tổ chức xã hội xưa cũ.

  2. Nhân tố tự nhiên, thường liên quan đến các bất lợi (thậm chí là thảm họa) của tự nhiên, như lụt lội, hạn hán…

  3. Nhân tố liên quan đến nhân khẩu học, ví dụ như tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm xuống đồng thời với tăng trưởng dân số nhanh trong thời gian dài.

  4. Nhân tố văn hóa, mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình hay sự hấp dẫn của cuộc sống “phồn hoa đô hội”, của ánh đèn đô thị …

  5. Các nhân tố truyền thông, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, sự xuất hiện và phát huy ảnh hưởng của đài, báo, truyền thanh, truyền hình và quá trình hiện đại hóa nói chung.