Pages

Subscribe:

Vấn đề giới hạn tăng trưởng dân số

      Vấn đề giới hạn tăng trưởng càng trở nên mâu thuẫn hơn khi nó liên quan tới những ngụ ý chính sách đi kèm và/hoặc các giải pháp đề xuất từ phía chính phú. Trong bất kỳ một đề xuất chính sách nào, việc cấp bách đầu tiên chính !à xác định người được lợi và người chịu thiệt từ chính sách đó.

        Ngay cả khi mọi người cùng thống nhất rằng nhiều tài nguyên quý giá của thế giới hiện nay đang dần bị sử dụng cạn kiệt thì những cách ứng phó, giải quyết khác nhau cũng đã, đang và sẽ còn gây nhiều tranh cãi. Các quốc gia thuộc thế giới thứ ba đứng trên lập trường của các quốc gia nghèo thìcho rằng các quốc gia giàu phải hạn chế việc sử dụng hoang phí tài nguyên thiên nhiên. Theo chiều ngược lại, các quốc gia giàu lại khuyến nghị các quốc gia đang phát triển phải làm chậm lại quá trình tăng trưởng dân số vì lợi ích của chính họ cũng như lợi ích của tất cả mọi người đang sống trên hành tinh chúng ta.

        Họ chỉ ra rằng quá trình tăng trưởng dân số không kiếm soát sẽ xâm hại đến nơi cư trú của những loại động thực vật hoang dã, nhiêu loài trong số đó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, làm tổn hại nghiêm trọng đến các khu rừng nhiệt đới và các dạng sinh vật khác. Nhìn chung, vấn đề có tính chất nguyên tắc này có thể được nhìn nhận một cách giản dị hơn: Con người hay tự nhiên, cái gì quan trọng hơn? Câu hỏi thì giản dị, nhưng việc trả lời nó quả thực chẳng đơn giản chút nào, và càng thật khó để thuyết phục tất cả mọi người, mọi quốc gia cùng thống nhất và hành xử theo một cách thức thống nhất.

tăng trưởng dân số


         Để minh họa cho vấn đề trên, người ta vẫn thường hay viện dẫn cuộc thư chiến khá gay cấn giữa cậu học sinh người Anh và tổng thống của một quốc gia đang phát triển, tiến sỹ Matathir Mohamad của Malaysia. Trong cuộc thư chiến đó, người ta thấy rõ ý nguyện của các quốc gia giàu có, đó là các quốc gia nghèo hãy thôi tàn phá giới tự nhiên. Tuy nhiên, trên lập trường của một trong những nước nghèo nhất thế giới (tại thời điểm đó), Malaysia tuyên bố họ có quyền làm bất kỳ điều gì họ muốn (trên đất nước của họ) để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng đến hôm nay, quan điểm của Malaysia liệu chăng đã có nhiều thay đổi, khi mà Malaysia không còn quá nghèo như trước, khi mà những vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh như y tế, giáo dục, môi trường sống đô thị, tắc nghẽn giao thông v.v…, trở thành những nút thắt cổ chai cho quá trình phát triển tại nhiều quốc gia.



Đọc thêm tại: