Pages

Subscribe:

Dân số với năng suất và sản lượng

         Trong phần trao đổi trước (phần 6.2.1), dân số được tiếp cận chủ yếu dưới góc độ của một yếu tố cấu thành nên tổng càu, là đối tượng tham gia vào quá trình phân chia thu nhập của nền kinh tế. Ngược lại, trong phần này, dân số sẽ được phân tích chủ yếu dưới góc độ tổng cung, được xem là một trong những nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.


        Dân số chính là cội rễ của lao động, về cơ bản dân số càng đông thì số lượng công nhân (hay người lao động) càng nhiều. Và như vậy, với tư cách là một yểu tố cấu thành nên tổng cung (bên cạnh các yếu tố khác như Vốn, Tài nguyên và Công nghệ) dân số gia tăng tạo cơ hội mở rộng tổng cung, nâng cao mức sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa dân số và sản lượng của nền kinh tế không phải là câu chuyện một chiều và chỉ có tác động tích cực kế trên.

Dân số


          Dân số tăng lên có thể tác động xấu đến phát triển kinh tế khi nó khiến nền kinh tế suy giảm hai khả năng sau: (i) gia tăng vốn sàn xuất và (ii) đẩy nhanh tiến bộ khoa học công nghệ để có thế liên tục nâng cao thu nhập bình quân, Theo đó, khi công nghệ không thế tiến bộ nhanh chóng, vượt lên được so với tốc độ tăng trưởng dân số, việc dân số cứ tăng lên sẽ khiến thu nhập bình quân thực tế giảm xuống. Dân số tăng nhanh cùng khiến mức vốn binh quân trên người công nhân (capital per worker) giảm xuống, nhất là khi song hành cùng với tỷ suất sinh thô cao (crude birth rate) và dân số ngày càng trẻ hóa.

       Một số nghiên cứu cổ điển về tăng trướng dân số và quá trình phát triển đối với trường hợp của Án Độ, đã chỉ ra rằng: lực lượng lao động tăng lên có thể khiến tổng sản phẩm xã hội tăng lên, tuy nhiên việc mở rộng quy mô nhanh chóng của lực lượng lao động có thể khiến mức sản lượng bình quân trên một người công nhân giảm xuống, mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn dương. Đây là kết quả của việc lực lượng lao động tăng nhanh đã hấp thụ thêm một lượng vốn lớn nhằm cung cấp công cụ lao động cho những “công nhân mới” để họ có thể làm việc ngang bằng (về sản lượng) với những “công nhân cũ”, nghĩa là một phần vốn đáng kể có thể được sử dụng để nghiên cửu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất đã bị sử dụng chì với mục đích “duy trì mức năng suất cũ”. Do vậy khả năng để tăng mức sán lượng bình quân trên người công nhân, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sẽ giảm xuống.