Pages

Subscribe:

Quan hệ giữa mức tăng trưởng dân số và sản lượng lao động

       Trên thực tê, có khá nhiều lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm chứng minh quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng dân số và mức sản lượng bình quân người công nhân, nhất là trong khu vực sản xuất, giả định rằng lực lượng lao động sẽ tăng lên khi quy mô dân số mở rộng (tác động của Verdoom). Người ta có thể lý giải mối quan hệ thuận chiều trên bằng nhiều cách.

      Thứ nhất, một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao về việc làm và sản lượng có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh hơn và do đó tốc độ tiến bộ về công nghệ cũng nhanh hơn. Thứ hai, đối với các nền kinh tế hưởng lợi từ quy mô, dù là từ bên trong hay do bên ngoài mang lại, thì sản lượng và việc làm tăng sẽ cải thiện được năng suất lao động nói chung. Thứ ba, quy luật hiệu quả theo quy mô đôi khi cũng phát huy tác dụng trong việc sử dụng vốn. Nhu cầu vốn, trong đa phần các trường họp không tăng lên với tốc độ tỉ lệ với sự tăng lên của dân số. Việc cung cấp và sử dụng vốn đôi khi không thể chia nhỏ theo kiểu bình quân đầu người được, nhất là trong các lĩnh vực giao thông vận tải hay các vấn đề về cơ sở hạ tầng khác (một người hay mười người, thậm chí trăm người đi trên một con đường sẽ không ảnh hưởng nhiều tới chi phí xây dựng con đường đó nhưng lại ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của nó, và chúng ta cũng chỉ có thể làm một con đường chứ không thể làm 1/10 hay 1/100 con đường tùy theo số lượng người sử dụng nó…).

tăng trưởng dân số


       Đó là chưa kể đến việc khai thác vốn theo chiều sâu khi lý thuyết “vòngđời” phát huy tác dụng, trong điều kiện tốc độ tăng trưởng dân số ở mức cân bằng tối ưu, dân số tăng đồng nghĩa với tỷ lệ tiết kiệm tăng lên.

      Ngoài ra, áp lực dân số cũng có thể tác động vào động lực sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo ra tiến bộ công nghệ và vượt qua những hậu quả tiêu cực gây ra do tăng trưởng dân số. Theo nghĩa này, áp lực dân số lên nguồn cung lương thực được xem là một trong những kích thích tố chủ yếu dẫn đến cuộc “Cách mạng xanh những năm 1970”. Cơ cấu dân số trẻ của một quốc gia cũng có thể khiến quốc gia đó thích ứng nhanh hơn với những thay đổi, dễ tiếp nhận cái mới, tích cực chuyển đổi nguồn lực từ những khu vực năng suất thấp, sang khu vực có năng suất cao hơn và vì vậy có khả năng nâng cao thu nhập bình quân. Trong mô hình phát triển của Hirschman, tăng trưởng dân số làm tăng nguồn cung của những tài năng, những nhà cải cách, mở rộng thị trường và tìm ra các “lối tắt” trong quá trình phát triển.