- Thực trạng qui mô dân số và tăng trưởng dân số
Quy mô dân số lớn, vẫn tiếp tục tăng về số lượng tuyệt đối, song tốc độ tăng có xu hướng giảm. Dân số năm 2000 là 77,6 triệu người, năm 2008 là 85,122 triệu người, đạt 86 triệu người vào năm 2009 và đạt mục tiêu Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010. Trong 10 năm (2001-2010), dân số Việt Nam tăng thêm 11,2 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 1,12 triệu người. Trong 10 năm tới (từ 2011- 2020), bình quân mỗi năm dân số vẫn tăng khoảng một triệu người và sè đạt cực đại ở mức 110-120 triệu người vào giữa thế kỷ 21.
Mặc dù dân thành thị hiện chiếm 30% tổng dân số ở Việt Nam nhưng lại đang tăng nhanh với tốc độ trung bình 3,4%/năm. Khu vực miền Đông Nam Bộ là nơi có mức đô thị hóa cao nhất.
Đến nay Việt Nam vẫn là quốc gia “đất chật, người đông”, có quy mô dân số rất lớn, mật độ dân số rất cao (260 người trên 1km2, gần gấp đôi Trung Quốc). Theo Tổng cục Thống kê, mật độ dân số ở Việt Nam hiện nay có sự phân bố rất chênh lệch và mức gia tăng không đồng đều. Một số tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa… có tỷ lệ tăng dân số không đáng kể vì số lượng lớn người dân di cư vào các tỉnh thành phía Nam để làm ăn sinh sống. Ước tính trong năm 2004-2010 có tới 9,1 triệu người di cư.
2. Thực trạng cơ cấu dân số
Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng, tức là tổng số người trong độ tuổi lao động lớn hơn tổng số người phụ thuộc (già và trẻ em), hiện tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60% dân số, theo phân tích thì bình quân 2 người lao động nuôi 1 người phụ thuộc.
Trong suốt thời gian dài, dân số nước ta luôn được gọi là “cơ cấu dân số trẻ”; tuổi trung vị cua dân số có chiều hướng tăng từ 18,3 tuổi (năm 1979) lên 25,5 tuổi vào năm 2005, đánh dấu sự kết thúc giai đoạn “cơ cấu dân số trẻ”. Từ năm 2007, dân số bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ dân số phụ thuộc chiếm dưới 50%; dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) tăng nhanh, mỗi năm có 1,4 – 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động và dự kiến quy mô dân số lao động đạt cực đại vào năm 2020.
Còn “cơ cấu dân số già” sẽ bắt đầu từ sau năm 2017 do tỷ lệ người già từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, già hóa dân số sẽ là một thách thức lớn mà nước ta sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.
Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/07/goi-y-ve-phuong-thuc-kiem-soat-qua.html