Có thể nói, những lập luận trên không hẳn vô lý nhưng những băng chứng thực nghiệm lại rất hiếm khi ủng hộ quan điểm này. Trong một sô nghiên cứu mô phỏng (simulation) tại một số quốc gia đơn lẻ, người ta đã chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa tăng trưởng dân số và quá trình tích lũy vốn, nhưng những nghiên cứu này lại đặt trong giả định rằng: “tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP growth) là không đổi”. Rõ ràng, trong trường hợp tăng trưởng dân số và tăng trưởng TFP có mối tương quan dương, cùng chiều (mà điều này lại hoàn toàn có thể xảy ra), thì những nghiên cứu trên sẽ mất đi sự thuyết phục.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, phải khẳng định rằng tác động của tăng trưởng dân số tới tỷ lệ tích lũy bình quân về mặt lý thuyết còn phức tạp hon nhiều so với những gì các lập luận trên đưa ra. Một quan điểm (cổ điển) khác cho rằng tăng trường dân số sẽ khiến tỉ lệ tiết kiệm xã hội giảm xuống khi tỉ lệ phụ thuộc (ăn theo) trong dân số tăng lên, trẻ em khi đó được xem là những đối tượng chỉ biết tiêu dùng mà không sản xuất. Nếu nhìn ngược lại, bỏ qua hiện tượng lao động trẻ em (vẫn tồn tại) tại các nước đang pháttriển phải chăng lập luận này cho rằng dân số không tăng, hay giảm xuống, sẽ khiển tỉ lệ tiết kiệm tăng lên khi cơ cấu tuổi của dân số trở nên “già” hơn? Lập luận này trên thực tế cũng không thuyết phục. Chính những người già, những người cao tuổi, cũng là đối tượng chỉ biết tiêu dùng mà không sản xuất và tí lệ người già trong dân số đương nhiên sẽ tăng khi dân số tăng trưởng chậm lại hoặc không tăng.
Như vậy, tác động đến tỉ lệ tiết kiệm xã hội từ tốc độ tăng trưởng dân số sẽ phụ thuộc vào cẩu trúc thực tế của hệ số ăn theo tổng hợp (total dependency ratio), bao gồm cả những người dưới và trên tuổi lao động. Ngoài ra, khuynh hướng tiết kiệm (hoặc không tiết kiệm) của hai nhóm người phụ thuộc này cũng là nhân tổ để xem xét. Ví dụ, nếu khuynh hướng không tiết kiệm của người già về hưu lớn hơn so với các bạn trẻ, dưới tuổi lao động, tỉ lệ tiết kiệm xã hội có thể sẽ giảm khi tỷsuất sinh thô giảm xuống và tỷ lệ phụ thuộc của người già tăng lên. Như vậy, khi chúng ta thừa nhận khuynh hướng không tiết kiệm của cả hai nhóm người phụ thuộc (già hay trẻ), kết luận một chiều rằng tốc độ tăng trưởng dân số cao chắc chắn sẽ khiến tỉ lệ tiết kiệm giảm xuống, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, có thể sẽ trớ nên vội vã, thiếu căn cứ.
Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/dan-so-voi-nang-suat-va-san-luong.html