Theo lý thuyết tàn cô điển, giá cả giữ vai trò như một cơ chế tự động điều chỉnh mức độ sử dụng tài nguyên từ phía cầu và qua đó thúc đẩy từ phía cung việc mở rộng khai thác để có thêm tài nguyên khả dụng. Vì thế khi tài nguyên trả nên khan hiểm, giá cá tăng sẽ khiến con người phải cài tiến công nghệ (hoặc tạo ra những sán phẩm thay thế) trong cá tiêu dùng và sản xuất.
Những nhà môi trường, dù đã đồng ý với các nhà kinh tế học về vai trò của giá cá trong việc điều tiết mức độ sử dụng, nhưng vẫn báo lưu quan điểm tương đối bi quan về sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá khứ, những mối quan ngại kiểu như vậy dường như chưa bao giờ được xem trọng đúng mức.
Một câu chuyện thực, năm 1980 nhà nghiên cứu môi trường nổi tiếng Paul Ehrilich đã cá cược với nhà kinh tế học ưu tiên tăng trưởng, Julian Simon, một khoản tiền là 1000 đô la với nội dung như sau: theo Ehrilich, trong 10 năm tới, giá cả của năm loại kim loại cơ bản bao gồm đồng, crôm, niken, thiếc và vonfram sẽ tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 1990 mức giá cả của cả 5 loại kim loại này đều giảm xuống, và đương nhiên Ehrilich là người mất tiền.
Trong cuốn sách nổi tiếng của mình với tựa đề “Nguồn lực tối thượng” (The Ultimate Resource, 1981), Julian Simon đã đề cập tới vấn đề dân số. Nếu ai đó vẫn còn nghi ngờ hay không rõ về quan điểm của tác giá, thì ngay lập tức, khi nhìn vào trang bìa của cuốn sách, mọi nghi ngờ đó sẽ phải tan biến bởi những dòng chữ in khổ lớn: “Tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đang trở nên ít khan hiếm hơn”, “Nguồn cung lương thực thế giới đang được cải thiện” và “Tăng trưởng dân số mang lại lợi ích trong dài hạn”.
Quan điểm đối lập của một số học giả, giống như Simon, xuất phát từ một cách nhìn nhận khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài nguyên không tái sinh (non-renewable resources). Thực tế, quan điểm trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên không cạn kiệt như năng lượng mặttrời, gió, thủy triều hay thậm chí là silicon từ cát…là tương đối tường minh và không gây ra nhiều ý kiến. Nhưng vấn đề ở đây lại là tài nguyên nào được xem là tài nguyên thực sự có thế bị cạn kiệt!? Nếu tiếp tục đào sâu hơn vào lòng trái đất, đương nhiên, con người sẽ có thêm nhiều khoáng sản tự nhiên nữa (thậm chí có thế nhiều gấp hàng trăm triệu lần), nhiều hơn so với lượng khoáng sản mà lịch sử ngành khai khoáng đã từng làm ra đến thời điểm này. Do đó, vấn đề ở đây lại quay trở lại là “chi phí”. Những người ủng hộ tăng trưởng đặt niềm tin tuyệt đối vào khả năng tiến bộ công nghệ có thế nhanh chóng làm giảm chi phí sản xuất, hay nói cách khác giá cả tài nguyên sẽ giảm xuống và theo đó tính khan hiểm của tài nguyên cũng không còn.