Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001-2010 đã thể hiện rõ Việt nam lựa chọn mô hình phát triển toàn diện: tăng trưởng nhanh đi đôi với giải quyết ngay từ đầu và trong toàn tiến trình phát triển. Tuy vậy, đây là giai đoạn xây dựng nền tảng của một nước công nghiệp hóa, nên chúrm ta đã xác định nhiệm vụ kinh tế là trọng tâm, nhấn mạnh nhiều đến những chính sách hướng tới tăng trưởng nhanh. Điều này ảnh hưởng khá quan trọng đến tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam thời gian qua.
Có thể rút ra hai kết luận quan trọng từ bảng số liệu trên khi đánh giá bức tranh bẩt bình đắng của Việt Nam trong thời gian qua.
(1) Các chỉ số bất bình đẳng đều có xu hướng gia tăng ở tất cá các tiêu chí. Điều này phản ánh trong thời gian qua đi đôi với quá trình tăng trưởng nhanh, tinh trạng bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam cũng có biếu hiện tiêu cực hơn. Trong đó, gia tăng bất bình đẳng thu nhập giữa hai khu vục thành thị và nông thôn thể hiện rõ hơn cả.
Bất bình đẳng thu nhập gia tăng trên phạm vi cả nước, trong đó cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ (Gini 2010: 0,424), nơi có những trung tâm đô thị lớn và năng động của đất nước như Thành phố Hồ Chí Minh, BìnhDương, Bà Rịa – Vũng Tàu…Kể cả những vùng có tỷ lệ nghèo cao nhu vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, tình trạng bất bình đửng cùng có sự gia tăng tương đối.
(2) Mặc dù các chỉ số bất bỉnh đẳng có xu hướng gia tăng nhưng so với các tiêu chí quốc tế, Việt Nam vẫn được coi là nước có mức độ bất bình đẳng thấp hoặc trung bình. So với các chuẩn quốc tế do Ngân hàng Thế giới (WB) quy định và so với một số nước trên thế giới thì sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều nước trên thế giới và khu vực, và nằm ở mức bất công bằng vừa (chấp nhận được)
Để đạt được những thành tựu tốt hơn trong lĩnh vực bảo đảm công bằng trong phân phối thu nhập, trong giai đoạn chiến lược 2011 – 2020, Nhà nước Việt Nam đã có những định hướng và giải pháp hợp lý hơn hơn trong thời gian tới. Các chính sách không những chỉ hướng tới việc phân phối lại thu nhập và của cải, mà xa hơn là mở rộng khả năng tiếp cận cho những nhóm người tụt lại phía sau đến với các cơ hội và nguồn lực phát triển đế giúp họ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập.