Pages

Subscribe:

Di dân quốc tế

      Tổng số người thuộc diện di dân quốc tế trên toàn thế giới năm 2010 ước tính vào khoảng 214 triệu người (so với 740 triệu người di dân trong nước), như vậy, tỷ trọng số người di dân quốc tế trên tổng dân số thế giới giai đoạn 2005 – 2010 đã tăng lên không đáng kể, từ 3,0% năm 2005 lên khoảng 3,1% năm 2010. Mỹ vẫn là quốc gia giữ vị trí số một thế giới về khả năng đón nhận các “công dân quốc tế”.

Sau Mỹ, 6 trong số 10 quốc gia có nhiều công dân nước ngoài nhất là các quốc gia Châu Âu bao gồm: Pháp, Đức, Liên Bang Nga, Tây Ban Nha, Ukraina và Anh (xem Hình 6.7). Trongtổng sốngười di dân quốc tê, 57% đang sông tại các quôc gia và khu thu nhập cao (tỷ lệ này năm 1990 là 43%) và chiêm 10% tổng dân số t c° khu vực này (so với năm 1990 là 7,2%).

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, tỷ trọng dân số là người nước ngoài thậm chí còn cao hơn số dân người bản xứ, ví dụ như Quatar (86,5%), Cộng hòa các quốc gia Arab thống nhất (70%), Cô-oet (68,8%), Singapore (40,7%), Hong Kong (38,8%) và Arab Saudi (27,8%). Theo điều tra của Liên Hiệp quốc, khoáng 152 quốc gia tỏ ra “khá hài lòng” với tỷ trọng dân di cư tại nước họ, 31 quốc gia cho rằng tỷ lệ đó “quá cao” (trong đó có Liên Bang Nga, Pháp và Arab Saudi), trong khi 9 quốc gia khác lại cho ràng tỷ lệ này hiện nay là “quá thấp” (ví dụ như Canada).

Dân cư Mỹ


Những người di dân quốc tế thông thường tập trung sinh sống và làm việc tại các khu vực phát triển, các khu đô thị v.v… Vì thế khoảng 25 thành phố và thủ đô trên thế giới là nơi sinh sống của khoảng 25% tổng số người di dân quốc tế.Vềcác quốc gia quê hương của những người di dân ra nước ngoài (nơi đi), nhiều trong số đó cũng chính là quốc gia nơi đón nhận rất nhiều công dân quốc tế (nơi đến).

Gần đây, do những tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới (bị đánh giá là đợt khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930), mặc dù người ta chưa nhận thấy những sự sụt giảm đáng kể trong tổng số người di dân quốc tế, nhưng tại nhiều nơi trên thế giới, số người di dân mới đã tăng trưởng chậm lại. Xu hướng di dân quốc tế đang chậm lại chủ yếu là do những tin tức không tốt về cơ hội việc làm lan truyền trong mạng lưới những người đang cân nhắc di dân, hoặc do những chính sách hạn chế người nhập cư tại một số quốc gia phát triển.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, nhiều chính phủ đã có động thái khuyến khích công dân quốc tế hồi hương. Nhũng chương trình đặc biệt theo kiêu “hồi hương tự nguyện” đã được áp dụng tại nhiều quốc gia như: Séc, Nhật Bản và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, rất nhiều người thuộc diện di dân quốc tế vẫn cố gắng để ở lại quốc gia nơi họ đã nhập cư, điều kiện ở các quốc gia này dù không còn “lý tưởng” như trước nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với cố quốc của họ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của một thời kỳ suy thoái khá trầm trọng và thái độ e dè, khó khăn của các quốc gia về vấn đề nhập cư, một nghiên cứu của Quỹ Germand Marshall (GMF) thực hiện năm 2009, thật ngạc nhiên, lại cho thấy rằng phần đông công chúng khi được hỏi vẫn cho rằng nhập cư là “một cơ hội hơn là một thách thức”.