Sự thay đổi phân bố về mặt không gian của dân số – kết quả của những dòng người di chuyển từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hóa – đã và đang làm thay đổi sâu sắc bản chất và diện mạo của các vấn dề như việc làm, xóa đói giảm nghèo cũng như các vấn đề liên quan tới môi trường. Năm 2008, lần đầu tiên, tỷ lệ dân cư sinh sống tại các khu vực đô thị vượt qua tỷ lệ dân cư sống tại các khu vực nông thôn trên phạm vi toàn cầu. Ngay tại các quốc gia đang phát triển, nơi đa phần dân số vẫn gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, thì trong khoảng 10 năm từ 2001 đến 2010, lân đâu tiên, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân năm ở thành thị (xấp xỉ 4%) vượt cao so với khu vực nông thôn (chỉ khoảng 1,8%).
Mức độ đô thị hóa tại các quốc gia LDCs (29,2%) thấp hơn khoảng trên 20 điểm phần trăm so với mức trung bình của thế giới (50,5%). Tuy nhiên, dân cư đô thị tại các quốc gia LDCs trong thời gian tới sẽ tăng lên khoảng 41 % bởi một số lý do như quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị, tăng trưởng dân số tự nhiên và phân loại lại khu vực đất đai (ví dụ tại Việt Nam, một số Huyện, Tỉnh sẽ lên Thành Phố).
Đại bộ phận dân số nghèo nhất sẽ tiếp tục sinh sống tại khu vực nông thôn, tốc độ tăng trưởng dân số tại các quốc gia LDCs là khoảng 3,95%. Trong vòng 10 năm tới, dân số thành thị sẽ tăng khoảng 116 triệu người trong khi con số đó ở khu vực nông thôn chỉ là khoảng 88 triệu người. Nếu tỉ lệ sinh con, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và quá trình di dân tiếp tục diễn biến như dự báo, từ năm 2035, dân cư nông thôn sẽ bắt đầu giảm xuống trong khi số dân ở thành thị sẽ vẫn tiếp tục tăng lên.
Và đến năm 2050, dân số thành thị tại các quốc gia LDCs sẽ đạt khoảng 1 tỷ nguời Do đó, trong thời gian tới, LDCs sẽ phải đôi diện với vấn đề mang tính chất hai mặt, làm thể nào để vừa thúc đẩy quá trình phát triển tại khu vực nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo, trong khi vẫn phải tiếp tục nâng cao mức sống cho số dân ngày một đông tại thành thị, sẽ phải đối phó với hiện tượng nghèo đói ở thành thị bởi số người nghèo ở đô thị khi đó chắc chắn sẽ tăng lên. Ngoài ra, một thách thức khác cũng sẽ trở nên đặc biệt cấp bách hơn. Đó là cơ hội việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, nơi có thế hấp thụ bộ phận dân cư lũ lượt rời bỏ nông thôn ra thành thị để tìm kế mưu sinh.