Chỉ số giáo dục cũng là một yếu tố làm tốc độ tăng của HDI giảm đi. Số năm đi học trung bình tăng 1,5 năm trong thời gian từ 1990 – 2010. Năm 2010, số năm đi học trung bình của Việt Nam mới chi đạt con số 5,5, thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực:
Thái lan (6,6), Trung Qổc (7,5) và Philipine (8,7), Campuchia (5,8), Indonesia (5,7). Trong 5 năm qua, số năm đi học dự kiến chi tăng từ 10,3 năm lên 10,4 năm. Học sinh Việt Nam dựkiến tiếp tục đi học ít hơn 3 năm so với học sinh ớ Thái Lan và ít hơn 2 nà so với học sinh d Malaysia.
Trong thời gian tới, việc nâng cao trình độ phát triển con người vần là một trong nhưng vấn đề đặt ra hàng đầu của VN nhằm đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đà xác định cụ thể: đến năm 2020, Việt Nam phải nằm trong danh sách các nước có chỉ sổ phát triền con người HDI đạt mức trung bình cao của thế giới. Điều này đòi hỏi chúng ta phái có chiến lược đúng đắn và cần thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để nâng cao các chi số bộ phận. Trong ba chi số bộ phận của HDI, điểm tập trung cần cái thiện với tốc độ nhanh hơn trong thời gian tới là tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người và cái thiện hơn nữa về giáo dục, nhất là cần có các chính sách để tăng tý lệ học sinh đi học của các cấp pho thông trung học và sau phổ thông.
Nghèo khổ ở Việt Nam
Trong thời gian qua, xoá đói giảm nghèo đã được nhà nước Việt Nam quan tâm, nhiều chương trình được xây dựng hướng vào nhóm người nghèo này trên phạm vi toàn quốc cũng như hỗ trợ họ tiếp cận với các dịch vụ xã hội:
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (CTMTQG-GN): CTMTQG-GN giai đoạn 2006-2010 được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định sổ 20/2007/QĐ-TTg, ngày 05/02/2007 với mục tiêu huy động nguồn lực để đạt các mục tiêu quốc gia về xóa đói và giảm nghèo, bao gồm ba nhóm sau: (i) Nhóm các chính sách, dự án về hỗ trợ phát triển sán xuất và tăng thu nhập cho người nghèo (chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ nghèo…), (ii) Nhóm các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội và (iii) Nhóm các dự án về tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức.
Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/phat-trien-con-nguoi-o-viet-nam.html