Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới về kinh tế và những thành tựu quan trọng đạt được trong lĩnh vực này, trình độ phát triển con người của Việt Nam cũng có những tiến bộ.
Việt Nam đứng thứ 113/169 quốc gia vể trình độ phát triển con người, được xếp loại trung bình thấp và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Với phép trừ thứ hạng xếp loại theo thu nhập bình quân đầu người cho thứ hạng HDI, Việt Nam hiện nay nhận giá trị là +7 (120-113), cho thấy Việt Nam vẫn là quốc gia thực hiện sự lan toả tốt của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người, đặc biệt là đến y tế, chăm sóc sức khoẻ. Tuy vậy với mức chênh lệch về thứ hạng của hai tiêu chí này là (+7), cho thấy: (i) so với những năm trước, giá trị này bị giảm đi đáng kể: thời điếm năm 1990, chênh lệch thứ hạng theo giá trị của GDP/người và HDĨ là 30(147/117), năm 2006 là 27(132/105), đến năm 2010 chỉ còn 7(120/113); so với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam có mức độ thấp hơn khá nhiều, ví dụ như: Hàn Quốc(+16), Philipines (+10).
Đóng góp tích cực vào sự gia tăng HDI của Việt Nam, trước hết phải kể đến chỉ số tuổi thọ. Tuổi thọ bình quân của Việt Nam đã tăng từ 57,4 tuổi vào năm 1980 lên 75 tuổi vào 2010, đứng thứ 59/174 nước xếp loại, cao hơn so với Thái Lan (69,3), Philippines (72,3), Trung Quốc (73,5) và tuổi thọ bình quân ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương (72,8). Thứ hai, chỉ số thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong 15 năm qua đã tăng gần 3 lần (năm 1995: 1.010 $, năm 2010 là 2.995 $).
Sự gia tăng của GNI bình quân đã cho thấy mức sống của người dân được nâng cao và điều đó góp phần cải thiện chỉ số HDI của Việt Nam. Tiến bộ về GNI bình quân đã giúp Việt Nam đứng thứ 8 trong 10 quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực này. Tuy nhiên với do mức xuất phát điếm thấp, nên chỉ số thu nhập bình quân vẫn là rào cản cho sự gia tăng HD1 (chỉ số thu nhập của Việt Nam năm 2010 đạt 0,448 (theo cách tính mới) nhỏ hơn so với chi số HDI: 0,572).