Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới và là một trong những nước đi đầu trong thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, giảm 50% số người nghèo vào năm 2015. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá: “nhừng thành tựu giảm nghèođến 70%. Trong công cuộc đổi mới, xóa đói giám nghèo được đặc biệt quan tâm và đem lại những kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm nhanh.
Theo ngưỡng nghèo này thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm mạnh từ 61,8% năm 2001 xuống còn 30,5% năm 2007, giâm trung bình 5,22%/năm. Tốc độ giảm nghèo này nhanh hcm của Trung Quốc (khoảng2,6%/năm), và nhanh hơn tốc độ của các nước Đông Á.
Hiện nay, người nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn như vùng Tây Bắc (39,4%), Bắc Trung Bộ (24%), Tây Nguyên (22,2%), đây là những vùng có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công cuộc xóa đói giảm nghèo còn gặp một số hạn chế:
Thứ nhất, tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và các khu vực (tốc độc giám nghèo của vùng Đồng bằng sông Hồng là 34,88% từ năm 2004 đến năm 2010; trong khi vùng Tây Bắc mới chỉ đạt 14,53%; tốc độ giảm nghèo của khu vực thành thị trong cùng thời gian là 19,76%, trong khi của khu vực nông thôn là 17,92%); tỷ lệ nghèo ở các vùng khó khăn có xu hướng tăng lên. Vùng nghèo, vùng khó khăn chưa có đủ điều kiện để tạo ra bước đột phá trong giám nghèo và trở nên ngày càng nghèo hơn trong sự gia tăng mức sống chung của cả nước.
Thứ hai, Tỷ lệ tái nghèo còn cao. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong số 40/107 nước đang phát triển bị ảnh hưởng cao bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu và nằm trong nhóm nhũng nước có rủi ro cao nhất về tình trạng tái nghèo trên thế giới. Theo đó tăng trưởng kinh tế thấp năm 2009 làm khoảng 46 triệu người không thoát được nghèo, với thu nhập ở mức 1,25 USD/ngày, và khoảng 53 triệu người khác sẽ vẫn nằm dưới 2 USD/ngày, số liệu cúa Bộ LĐ-TB&XH cũng cho thấy, cuối năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc là 8,5%, nhưng do ảnh hưởng suy giảm kinh tế trong nước và cùng với đó là thiên tai, dịch bệnh liên tục gia tăng, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo đã lên tới 12,5%, nhóm hộ cận nghèo gia tăng rất mạnh.
Đọc thêm tại : http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/van-e-giao-duc-va-ngheo-oi-o-viet-nam.html