Biến động cơ học
Tỷ suất nhập cư: Tỷ lệ số người mới chuyển đến sống tại một khu vực, hay một quốc gia (phân chia theo địa giới hành chính) trên 1000 dân hiện sống tại khu vực hay quốc gia đó trong một khoáng thời gian nhất định, thường là một năm.
Tỷ suất xuất cư: Tỷ lệ số người di rời khỏi một khu vực, hay một quốc gia (phân chia theo địa giới hành chính) trên 1000 dân hiện sóng tại khu vực hay quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Di cư thuần: bằng tỷ lệ nhập cư trừ tỷ lệ xuất cư. về cơ bản, tỷ lệ xuất cư thường lớn hơn tỷ lệ nhập cư tại các quốc gia nghèo, quốc gia đang phát triển, trong điều kiện quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế không tạo ra đủ số lượng việc làm cần thiết cũng như đáp ứng tốt hơn điều kiện sinh sống cho khối lượng dân số ngày một gia tăng. Ngược lại, đối với các nước giàu, các nước phát triển, với việc dân số già đi nhanh chóng, và tỷ suất sinh chung không đạt đến tỷ suất thay thế cần có, nhập cư lại là một hiện tượng phố biến để bố sung cho lực lượng lao động tại các quốc gia này.
DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Mối liên hệ giữa dân số và phát triển kinh tế là một thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc phân tích thấu đáo mối liên hệ này lại không dễ dàng bởi tính chất phức tạp và đa chiều của nó. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và câu trúc dân số rõ ràng có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển kinh tế. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, trình độ phát triển của một quốc gia, đến lượt nó, lại có những tác động ngược trở lại đến dân số và những biến đổi của nó. Vì vậy, phần này được dành để trình bày những mối liên hệ cơ bản giữa dân số và phát triển kinh tế. Thực chất, đó chính là những quan điểm hay sự nhìn nhận, thậm chí là tranh luận, của nhân loại, từ xưa đến nay, về vai trò và tầm quan trọng của dân số đến quá trình phát triển của chính họ.
Dân số với thu nhập bình quân
Có lẽ, tác động đầu tiên dễ nhận thấy nhất đối với quá trình phát triển khi dân số tăng lên là một mức sản lượng không đổi giờ đây sẽ bị chia sẻ bởi nhiều người hơn, nghĩa là thu nhập bình quân đầu người giảm xuống. Theo cách tiếp cận này (cách tiếp cận từ phía tống cầu AD), dân số được phân tích dưới góc độ những cái bụng đói chờ ăn chứ không phải là những đôi tay lao động để giúp nền kinh tế nâng cao sản lượng (cách tiếp cận từ phía tổng cung AS). về vấn đề này, các nhà nghiên cứu vẫn thường nhắc tới một trong những ví dụ khá nổi tiếng đã xuất hiện trong lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia châu Âu từ thế kỷ XIV. Khi đó, căn bệnh dịch hạch hoành hành đã cướp đi mạng sống của non nửa dân số tại một số quốc gia và khu vực nhất định.
Đọc thêm tại:
- http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/
- http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/04/chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-viet-nam.html
- http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/bien-ong-dan-so-o-viet-nam.html