Tuy nhiên, đối với những người sống sót qua cơn dịch bệnh, mức sống của họ lại có những cải thiện rõ nét. Trên thực tế tống phàm sản quốc dân (GNP) đã sụt giảm tới một phần ba, nhưng rõ ràng việc dân số trong khoảng thời gian đó giảm tới gần một nửa đã khiến thu nhập bình quân đầu người trong thời kỳ sau thảm họa tăng lên đáng kể. Đương nhiên, đó không phải là khái niệm phát triển mà loài người đang hướng tới.
Chẳng ai trong số chúng ta, những người đang sống trong thời kỳ hiện đại, lại mong muốn những điều tương tự xảy ra, chắc cũng không ai kỳ vọng được hưởng lợi nhờ quy mô dân số giảm xuống theo những cách tương tự như vậy. Tuy nhiên, đây chính là một thực tế, nhắc nhở chúng ta về những cơ hội phát triển có được nhờ tốc độ tăng trưởng dân số giảm xuông.
Trong đó, ở cả hai trường hợp: (i) Mức sản lượng không đổi và (ii) ngay cả khi sàn lượng có tăng lên nhờ sự gia tăng của lực lượng lao động; thì mức thu nhập bình quân đầu người đều giảm xuống. Tại điểm A ban đầu, với sản lượng Y và dân sô p, hệ số góc của đường nối OA chính là thể hiện mức thu nhập bình quân Y/P. Khi sản lượng không đổi trong khi quy mô dân số gia tăng tới điếm B, thu nhập bình quân đầu người rõ ràng đã giảm xuống. Tuy nhiên, khi dân số tăng lên từ A đến B mức sản lượng cũng được kỳ vọng sẽ tăng lên khi chúng ta có thêm lực lượng lao động. Điều này được minh họa tại điểm c.
Đường hàm sản xuất được mô tả trong hình cho ta thấy khi dân số tăng lên, mức sản lượng của nền kinh tế cũng gia tăng, nhưng do quy luật lợi nhuận cận biên giảm dần, mức thu nhập bình quân tại điềm c cũng thấp hơnso với mức ban đầu.
Rõ ràng, theo cách lập luận trên, thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm xuống khi dân số tăng lên. Tuy nhiên, quy mô dân số gia tăng đôi khi vẫn được xem là tích cực khi nó làm gia tăng tổng mức sản lượng của nền kinh tế (Mục 6.2.2). Một số người theo chủ nghĩa dân tộc có thể xem tổng mức sản lượng quan trọng hơn là thu nhập bình quân. Ví dụ trường hợp của Trung Quốc hay Ấn Độ, họ là những quốc gia không thật giàu, nếu như không muốn nói là nghèo trên phương diện thu nhập bình quân, tuy nhiên nói đến quy mô của nền kinh tế thì rõ ràng họ là những người khổng lồ. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã từng phát biểu dân số với quy mô lớn cho phép Trung Quốc có thể tạo nên một lực lượng quân đội hùng mạnh. Một trường hợp khác, khi tăng trưởng dân số nhanh được ủng hộ đó là trong các cuộc bầu cử hay ganh đua về tầm ảnh hưởng chính trị, khi đó, đối với các đảng phái hay nghiệp đoàn v.v phe nào có nhiều người hơn đương nhiên sẽ được xem là người chiến thắng.
Đọc thêm tại:
- http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/04/bat-binh-dang-gioi-o-viet-nam.html
- http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/04/chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-viet-nam.html
- http://giatrikinhtehoc.blogspot.com/2015/06/dan-so-va-phat-trien-kinh-te.html