Chỉ số con người tiếp tục gia tăng, nhưng vẫn ở mức thấp so với nhiều nước trong khu Vực và thấp xa so với các nước công nghiệp. Giá trị chỉ số HDI tăng từ 0,688 điểm xếp thứ 108/174 nước trên thế giới (năm 2000) lên 0,733 điếm và xếp thứ 105/177 (năm 2008). Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cũng có bước tiến rõ rệt khi tăng lên đến 73,1 tuổi năm 2008 và dự kiến đạt 75 tuổi vào năm 2020.
Tình trạng về sức khoẻ bà mẹ, trẻ em được cải thiện đáng kê, nhưng còn ở mức thấp: tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt hơn 95%; tỷ suât chết trẻ em dưới một tuổi giảm từ 31,2 phần nghìn xuống 15 phẩn nghìn trẻ đẻ ra sống (năm 2010). Tỷ lệ suy dinh dường trẻ em dưới năm tuổi giảm từ 33,8% (năm 2000) xuống còn 21,2% (năm 2008), tuy nhiên ở một số vùng còn cao tới 30 – 35% như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Đáng chú ý, các yếu tố về thể lực con người còn thấp, đặc biệt có tới 6,3% dân số bị tàn tật với các mức độ khác nhau, có 1,5% dân số bị thiểu năng về trí tuệ, không đủ khả năng sinh hoạt và tự nuôi bản thân. Các tố chất về tầm vóc thể lực còn nhiều hạn chế, nhất là chiều cao, cân nặng và sức bền còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, tỷ số giới tính khi sinh có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2006; nhất là năm 2008 (112 bé trai/100 bé gái) đó là dấu hiệu của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Đặc biệt, cả nước có chín tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh ở mức báo động và rất cao từ 115 đến 128 bé trai/100 bé gái.
Trong khi đó, nước ta phải đối mặt với việc dân cư phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Từ năm 1999 đến năm 2006, hai vùng có tỷ trọng dân số thay đổi đáng kể là Đông Bắc (giảm từ 14,2% xuống 11,1%) và Tây Nguyên (tăng từ 4,0% lên 5,8%). Hai vùng đông dân nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (43,3% tổng số dân), trong khi diện tích đất chỉ chiếm 16,6% diện tích cả nước. Ngược lại, Tây Bắc và Tây Nguyên là nơi thưa dân nhất (8,9%), nhưng diện tích chiếm hơn một phần bốn lãnh thổ.