Pages

Subscribe:

Cách thức giảm thiểu quá trình di dân

       Giảm thiểu hiện tượng bóp méo đối với giá cả các nhân tố sản xuất. Loại bỏ các hình thức trợ cấp, bao cấp vốn và ngăn chặn hiện tượng tăng tiền lương quá nhanh tại khu vực thành thị sẽ giúp mở rộng cơ hội việc làm cũng như nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm. Nhưng mức độ và khoảng thời gian mà những chính sách kiểu này phát huy tác dụng trong thực tế lại là một vấn đề không rõ ràng. Ngoài ra, các chính phủ cũng cần phải chắc chắn về mối quan hệ giữa các chính sách này với vấn đề di dân vì điều chỉnh giá cả, bản thân nó, thi chưa đủ để làm thay đổi tình trạng việc làm hiện tại.

      Lựa chọn những công nghệ sử dụng nhiều lao động một cách phù hợp. Một trong những trở ngại chủ yếu để thực hiện thành công các chương trình tạo việc làm trong dài hạn, cả ở khu vực công nghiệp thành thị và nông nghiệp nông thôn, ở các nước nghèo, các nước đang phát triển đó là sự phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào các quốc gia phát triển về công nghệ và máy móc nhập khẩu (đa phần là tiết kiệm lao động).

Con người


       Để giảm bớt sự phụ thuộc này, đòi hỏi nỗ lực của các các quốc gia đang phát triển cũng như sự trợ giúp từ phía các quốc gia phát triển, đặc biệt là trong công tác phát triển các nghiên cứu về công nghệ và khá năng tiếp thu và thích ứng công nghệ của quốc gia đang phát triển. Sự trợ giúp từ phía các quốc gia giàu, quốc gia phát trien thông qua hình thức hồ trợ kỹ thuật và nghiên cứu khoa học tỏ ra đặc biệt có ích trong lĩnh vực này, khi họ nghiền cứu những phương pháp sản xuất chi phí thấp, giá thành hạ, sứ dụng nhiều lao động và phù hợp với điều kiện tại các nước nghèo về cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, hệ thông tưới tiêu … và cả các dịch vụ cơ bản về giáo dục và sức khoẻ khác.

        Điều chỉnh mối liên hệ trực tiếp giữa giáo dục và việc làm. Hiện tượng thất nghiệp đối với người có trình độ học vấn cao đã đặt ra nhiều dấu hỏi về hệ thống giáo dục tại các quốc gia đang phát triển. Mặc dù những vấn đề liên quan đến giáo dục sẽ được bàn luận chi tiết trong chương 8 nhưng hiện tượng “thừa thầy, thiểu thợ” hoặc ngược lại đang ngày một trở nên phổ biến tại các quốc gia đang phát triển. Nếu hình dung hệ thống đào tạo như những kênh dẫn nước cung cấp nước tưới trên thị trường lao động thì dường như mục tiêu điều chình hiện nay là làm cho hệ thống kênh dẫn này phân bổ đều hơn trên khắp cánh đồng, nghĩa là kênh dẫn phải dài ra và đầu ra phải nhỏ lại, tránh hiện tượng một kênh lớn duy nhất đổ nước ào ạt tại một điểm trên cánh đồng.

        Để thực hiện được việc này, các chính phủ nên đa dạng hóa các tiêu chí tuyển dụng và xác lập hệ thống-lương bổng, chứ không nên chỉ dựa vào học hàm, học vị. Ngoài ra, việc phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn, tạo ra những cơ hội kinh tế hấp dẫn trong khu vực này cũng sẽ khiến hệ thống giáo dục có những chuyển biến tích cực trong ngành nghề đào tạo. Hiện nay, nhiều quốc gia đang phát triển đã vận dụng mô hình giáo dục của các nước phương tây, định hướng sinh viên hoạt động trong các ngành nghề hiện đại, có quy mô nhỏ chiếm tới khoảng 20% đến 30% tổng lực lượng lao động. Rất nhiều kiến thức và kỹ năng phục vụ quá trình phát triển hiện nay vẫn chưa được coi trọng đúng mức.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: xoa doi giam ngheo, bất bình đẳng giới là gì