(1)Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chích sách, pháp luật về bình đẳng giới:
(i) Rà soát, đánh giá việc bảo đảm bình đẳng giới trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, từ đó, đề xuất xóa bỏ, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nguyên tắc bình đắng giới,
(ii) Quán triệt việc lồng ghép vấn đề bình đắng giới trong quá trình hoạch định và thực thi các chương trình, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm đảm bảo bình đẳng giới. Chú trọng thực hiện lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các ngành, các cấp. (iii) Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới nhằm hỗ trợ các Bộ ngành, địa phương giải quyết nhũng vấn đề giới cấp bách. (iv)Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác bình đẳng giới ở các Bộ ngành, địa phương; kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, (v) Tập trung xây dụng và thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực – hiện đang được đánh giá còn tồn tại vấn đề bất bình đẳng giới sâu sắc đối với phụ nữ.
(2) Phát triển các hệ thống dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm hễ trợ phụ nữ và nam giới được tham gia bình đẳng trong các lĩnh vực:
(3) Tập trung phát triển các dịch vụ hỗ trợ các công việc gia đình nhằm giúp phụ nữ và nam giới được tham gia nhiều hơn vào hoạt động xã hội (dịch vụ nhà trẻ, dịch vụ cung cấp người giúp việc gia đình, dịch vụ cung cấp thức ăn tận nhà, giặt là thuê…), (ii) Mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khoé của các thành viên trong gia đình. Tăng cường các dịch vụ chăm sóc cho phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai, (iii) Phát triển mạnh dịch vụ khoa học công nghệ giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thế thao, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội.
(4)Tích cực triển khai lồng ghép vấn đề bình đảng giới trong chính sách, pháp luật, chương trình, chiến lược: (i) Xây dựng cơ chế phối hợp thẩm định lồng ghép vấn đề bình đắng giới trong văn bản quy phạm pháp luật, (ii) Nâng cao năng lực rà soát, xây dựng chính sách, văn bán quy phạm pháp luật dưới góc độ bảo đảm bình đẳng giới. Chú trọng bồi dưỡng kỳ năng phân tích, đánh giá vấn đề giới cho các cán bộ làm chính sách, cán bộ trực tiếp làm công tác bình đẳng giới, (iii) Xây dựng mạng lưới chuyên gia giới giỏi giúp cơ quan quản lý nhà nước về bình đang giới các cấp, ngành thực hiện tốt việc lồng ghép giới trong các chính sách, pháp luật của ngành, địa phương, (iv) Hỗ trợ kỹ thuật lồng ghép vấn đề bình đắng giới vào các hoạt động nghiên cứu nhằm cung cấp các cơ sở lý luận, thực tiền chính xác nhất phục vụ hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật, (v) Nâng cao nàng lực kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, (vi) Tàng cường các nghiên cứu liên quan tới vấn đề bình đăng giới trên các lĩnh vực xã hội và gia đình nhàm cung cấp những cơ sở khoa học vững chắc cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật báo đám bình đắng giới. Phát triển khoa học công nghệ hướng tới bảo đảm binh đăng giới.
(Còn tiếp)