Pages

Subscribe:

Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

        Chương trình 135 giai đoạn II: Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi (CT135-II), được Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006. Mục tiêu tổng quát của chương trình là:

       “Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cẩu kỉnh tể nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sổng vật chất,tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bển vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước”.

Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam


       Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo: Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bên vững đối với 61 huyện nghèo, là một chương trình phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc thiểu số ở 61 huyện nghèo trong cả nước. Ngày 27 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ra Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP bắt đầu chính thức triển khai Chương trình này. Đến năm 2010 thì số huyện nghèo đã tăng lên thành 62 huyện, thêm một huyện của tính Lai Châu. Chương trình sẽ hỗ trợ các huyện nghèo về các mặt chủ yếu sau: (i) Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập (bao gồm cả đưa người lao động ở huyện nghèo đi lao động ở nước ngoài); (ii) Đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; (iii) Bổ sung nguồn lực con người ở các cấp quản lý và các tổ công tác; (iv) Đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả cấp thôn/bản, xã, huyện

       Bên cạnh những chương trình và chính sách hướng đến giảm nghèo một các toàn diện, còn có những chương trình và dự án không tập trung vào giảm nghèo nhưng lại có tác động trực tiếp vào cuộc sống của người nghèo (như: Chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, theo quyết định 139/2002/QĐ- TTg ngày 15/10/2002; Hỗ trợ tiếp cận với đất đai, nhà ở và nước sạch (chương trình 134), theo quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004; Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn (NSVSMTNT), theo quyết định 227/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006; Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm đến năm 2010 (QĐ 101 /2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007)…). Ngoài ra công tác xã hội hóa xóa đói giảm nghèo cũng được phát động nhiều ở phạm vi toàn quốc cũng như các địa phương, làm cho công tác XĐGN của VN đã dành được nhiều kết quả to lớn. Các kết quả được thể hiện cụ thể qua phần đánh giá sau đây.

Bất bình đẳng giới ở Việt Nam

       Thứ nhất, cần xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng và vì người nghèo. Mô hình này phải bảo đảm thu nhập của người nghèo tăng nhanh hơn so với thu nhập trung bình chung của xã hội và góp phần giám nhanh tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quy định. Thứ hai, các chính sách của Nhà nước trong thời gian tới phải hướng vào việc khuyến khích và tạo cơ hội cho người nghèo và các nhóm yếu thế tham gia hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.

Bất bình đẳng giới ở Việt Nam


    Thứ hai, đảm bảo cho người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tam tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế và mạng lưới an sinh xã hội. Thứ tư, Việt Nam cần cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đếnngười nghèo. Nhà nước cần bảo vệ các quyền đảm bảo cho mọi người có cơ hội như nhau trong việc sử dụng cơ hội phát triển và đạt được thành công.

        Bất bình đắng giới ở Việt Nam

         Ở Việt Nam, bình đẳng giới và báo đảm quyền của phụ nữ là chủ trương lớn của Đảng và là một trong những chính sách xã hội cơ bán của quốc gia trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật Bình đẳng giới ra đời năm 2006 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp bình đẳng giới ở Việt Nam: lần đầu tiên vấn đề bình đắng giới được thể chế hóa và cơ quan quản lý nhà nước về bình đắng giới được thành lập…

       Trong những năm gần đây, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về bình đang giới. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Vị trí xếp hạng của chỉ số phát triển giới (GDI) đã được cải thiện đáng kể, từ mức trung bình thấp (năm 1995: đạt giá trị 0,537, đứng vị trí thứ 72/130 nước) lên mức trung bình cao (năm 2009: đạt giá trị 0,723, đứng vị trí 94/155 nước được xếp hạng); chỉ số quyền năng giới (GEM) đạt 0,554, đứng ở vị trí thứ 62/109 nước, thuộc nhóm nước có sự phát triển trung bình về giới