Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Featured Posts

Ảnh hưởng của giáo dục- đào tạo đến việc cải thiện chất lượng lao động.

     Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con người nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời.

    Giáo dục phổ thông (giáo dục cơ bản) nhằm cung cấp những kiến thức cơ bán đế phát triển năng lực cá nhân. Giáo dục nghề và giáo dục đại học (đào tạo) vừa giúp người học có kiến thức đồng thời còn giúp cung cấp tay nghề, kỹ năng và chuyên môn. Với mỗi trình độ đào tạo nhất định, người được đào tạo biết được họ sẽ phải đảm nhận những công việc gì? Yêu cầu kỹ năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào?.

    Vai trò của giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động được phân tích qua các nội dung sau.

    Thứ nhất, giáo dục là cách thức để tăng tích lũy vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp cho việc sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.

giáo dục- đào tạo


    Thứ hai, giáo dục tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với năng suất cao là cơ sở thúc đấy tăng trướng nhanh và bền vững.

    Vai trò của giáo dục thường được các nhà kinh tế đánh giá bằng chỉ tiêu “tỷ suất lợi nhuận cho giáo dục”, về lý thuyết, tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư giáo dục cũng giống lợi nhuận đầu tư vào bất kỳ dự án nào khác. Đó là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận từ đầu tư ở một mức độ giáo dục nhất định với tổng các chi phí. So sánh chỉ số này giữa các cấp giáo dục có thể giúp cho việc đánh giá lợi ích kinh tể của đầu tư giáo dục ở cấp học nào có hiệu quả hơn.

    Kết quả nghiên cứu của các nước cho thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào cấp tiểu học là cao hơn các cấp học khác. Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận chung của thế giới (đầu thập niên 90) ở cấp tiểu học là 18,4% trung học là 13,1%, Đại học là 10,9%. Các số liệu tương ứng của Việt Nam là 10,8%, 3,8% và 3,0%. Như vậy có thể thấy rằng giáo dục tiểu học và giáo dục cơ bản là có hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Do vậy chính sách giáo dục của các nước đang phát triển cũng tập trung nhiều và ưu tiên nhiều hơn cho giáo dục tiếu học.




Đọc thêm tại:

Khái niệm về nguồn lao động và lực lượng lao động

      Lao động là hoạt động có mục đích của con người, trong quá trình lao động, con người vận dụng sức lực của bản thân, sử dụng công cụ lao động để tác động vào các yếu tố tự nhiên, biến đổi chúng và làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của con người.

       Trong phát triển kinh tế, quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động để đưa các tư liệu lao động vào sản xuất để tạo ra sản phẩm, của cải vật chất cho xã hội. Nguồn lao động và lực lượng lao động lànhững khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc xác định và tính toán cân đổi lao động – việc làm trong xã hội.

      Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

lực lượng lao động


      Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau giữa các quốc gia, thậm chí khác nhau qua các thời kỳ trong cùng một quốc gia, tùy thuộc trình độ phát triển của nền kinh tế. Đa số các nước quy định cận dưới (tuổi tối thiểu) của độ tuổi lao động là 15 tuổi, còn cận trên (tuổi tối đa) có sự khác nhau (60 tuổi, hoặc 65 tuổi…). Ở nước ta, theo quy định của Luật Lao động (1994), độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi và nữ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi.

        Nguồn lao động luôn được xem xét trên 2 mặt biểu hiện là số lượng và chất lượng.

        Xét về mặt số lượng, nguồn lao động bao gồm:

-      Bộ phân dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.

-     Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).

       Chất lượng của nguồn lao động về cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khoẻ (thể lực) của người lao động.

       Lực lượng lao động theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp song đang có nhu cầu tìm việc làm.

       Ở nước ta hiện nay, lực lượng lao động được xác định là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội.



Vấn đề dân số và di dân


  1. Di dân, cho dù là di dân từ nông thôn ra thành thị hay di dân quốc tế, về cơ bản cũng là hiện tượng kinh tể trong đó người lao động muốn tìm kiếm một cơ hội việc làm tốt hơn và một cuộc sống tốt đẹp và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, để lý giải vì sao người dân vẫn tiếp tục di cư, Todaro đã đưa ra khái niệm thu nhập kỳ vọng. Theo đó, quyết định di cư của người dân không chỉ phụ thuộc vào thu nhập thực tế mà còn phụ thuộc vào thu nhập kỳ vọng, là sự kết hợp của hai yếu tố tiền lương bình quân thực tế và xác suất có được việc làm tại nơi họ đến. Vì vậy, đế giảm bớt những áp lực, chính phủ nên chú trọng vào phát triển nông nghiệp và khu vực nông thôn. Xem việc thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị chính là giải pháp bền vững, lâu dài và hiệu quả nhất đối với hiện tượng này.

  2. Việt Nam trở thành nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Tuy nhiên chất lượng dân số còn rất thấp so với rất nhiều nước. Dân số đông và chất lượng thấp đã đặt gánh nặng cho nhà nước trong việc bảo đám công ăn việc làm cũng như thảo mãn nhu cầu tối thiếu cho người dân, và đó cùng là nguyên nhân của nhiều hiện tượng xã hội tiêu cực. Vì thế vấn đề đặt ra hiện nay trong chính sách dân số ở Việt Nam là: Nâng cao chất lượng dân số, cái thiện tình trạng sức khoẻ sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vẩn đề về cơ cấu dân số, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đấy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.



      Dân số: Một tập hợp hoặc những tập hợp người (cả về mặt lượng và mặt chất) mang trên mình những đặc điểm chung nhất định nào đó, trong đó phổ biến nhất có lẽ vẫn là đặc điểm về không gian sinh sống, ví dụ như dân số thế giới, dân số theo khu vực hoặc dân số theo quốc gia.

       Di dân: Quá trình di chuyển về mặt vị trí địa lý, trong nội bộ một nước hoặc giữa các quốc gia, của dân cư và/hoặc các nhóm dân cư. Cho đến nay, nhũng nghiên cứu về vấn đề di dân chủ yếu tập trung vào quá trình di chuyến của dân cư từ nông thôn ra thành thị bời nó gắn liền với nhiêu hiện tượng kinh tế, xã hội quan trọng đang diễn ra tại các quốc gia đang phát triển như quá trình đô thị hóa hay thất nghiệp thành thị.

Vấn đề dân số


       Thể hiện tính quy luật của hiện tương gia tăng dân số nói chung trong môi tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết. Tôc độ tăng trưởng dân sô ban đầu thấp do tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết đều cao. Sau đó, trong quá trình phát triển, tỷ lệ chết giảm xuống nhanh chóng trong khi tỷ lệ sình vẫn rất cao khiến tốc độ gia tăng dân số rất cao. Tiếp theo, tỷ lệ sinh bắt đầu giảm xuống nhanh chóng do thay đổi trong quan niệm của con người trong vẩn đề sinh sàn thay đổi trong khi tỷ lệ tử giảm xuống rất ít do đó tốc độ tăng trưởng dân số chậm lại. Và cuối cùng, tỷ lệ sinh và tỷlệ tử đều ở mức rất thấp và tốc độ tăng dân số do đó cũng ở mức thấp tương úng.

       Sự tăng hay giảm của dân số theo thời gian và thông thường được lượng hóa băng sự gia tăng tuyệt đôi (sô người tăng lên) và sự gia tăng tương đổi (tốc độ tăng trưởng dân số)



Tình hình chung về dân số hiện nay

        Dân số có những tác động rất quan trọng đến quá trình phát triền. Dân số tăng lên nghĩa là phần sản lượng đầu ra mà mỗi người trong xã hội được chia giảm xuống. Nói cách khác, tăng trướng dân số sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế. Gần đây, nhiều người bắt đầu quan ngại về sự mất cân bằng giữa tăng trưởng dân số và sự khan hiếm tài nguyên, hay sự xuống cấp của môi trường nói chung. Sự cạn kiệt tài nguyên phụ thuộc vào tác động tổng hợp của các nhân tố tăng trường dân số, tăng trưởng thu nhập và mức độ sử dụng tài nguyên. Quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững phụ thuộc vào việc kiếm soát dân số và tiến bộ công nghệ để có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.

       Xu hướng tăng trưởng dân số thế giới, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, và những tác động toàn cầu của nó đã được nêu ra ở mức độ khái quát. Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng dân số phụ thuộc vào tỷlệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ di dân. Trong thời đại ngày nay, hai yếu tố đầu tiên sẽ vận động theo “mô hình chuyển đổi dân số” và có thể tạo ra sự gia tăng dân số chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Và chính sự gia tăng dân số như vậy đãtạo nên một sức ép khùng khiếp đối với các nguồn lực cho phát triển. Trong quá trình vận động đó, vai trò của người phụ nữ là khá quan trọng, việc người phụ nữ đến tuổi sinh đẻ có ý nghĩa lớn quyết định đà tàng dân số tại các quốc gia. Cơ cấu tuổi dân số của một quốc gia về cơ bản là một biên số xác định, vì vậy chính tỷlệ sinh con là biến chính sách được con người tác động nhiều nhất để có thế kiếm soát dân số.

dân số hiện nay


      Khác với một số quan điểm trên, trường phái kinh tế học tân cố điên cho rằng sinh con là một nhu cầu sẵn có của các bậc cha mẹ và sẽ được xác định thông qua việc cân nhắc giữa chi phí và lợi ích tương tự như nhu cầu đối với nhiều hàng hóa khác. Tại nhiều nền kinh tế lạc hậu, trẻ em giống như một hàng hóa đầu tư và một hình thức bảo hiểm xã hội khi cha mẹ về già. Tại các quốc gia tiến bộ, sinh con dường như lại được nhìn nhận như một hàng hóa tiêu dùng nhiều hơn. Trong vấn đề này, chính phủ nên phát huy vai trò của mình khi lợi ích và chi phí của mỗi cá nhân chưa phản ánh đầy đủ chi phí và lợi ích xã hội của việc sinh con. Chính phủ có thể thuyết phục và ủng hộ các gia đình thay đổi hành vi sinh sản vì lợi ích chung của cộng đồng hoặc cũng có thể cung cấp trực tiếp các biện pháp để kiểm soát việc sinh con, tuy nhiên trong nhiều trường họp, cách tiếp cận đầu tiên có vẻ mang lại hiệu quả tích cực và bền vững hơn.


Các chính sách dân số ở Việt Nam

        Việt Nam đã có chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số – kế hoạch hóa gia đình với mục tiêu ‘Nâng cao chất lượng dân số’ cũng như dự tháo chiến lược Dân số và sức khoé sinh sản giai đoạn 2011-2020. Chiến lược này bao gồm nâng cao chất lượng dân số; cái thiện sức khoẻ sinh sản; duy trì cơ cấu dân số; quy mô, mật độ dân số và mức sinh… Chiến lược này cũng ưu tiên quan tâm đến người nghèo, vùng sâu vùng xa ở Việt Nam lẫn vấn đề giáo dục cho trẻ em ở miền núi và nông thôn.

       Tóm lại, dân số vừa là phương tiện vừa là động lực của phát triển bền vững. Điều quan trọng nhất khi lồng ghép vấn đề dân số với phát triển là việc đặt chúng vào mối quan tâm tống thể trong chiến lược và chính sách chung. Trong thời gian tới, các chính sách liên quan đến dân số cần xây dựng và triển khai thực hiện bao gồm:

        Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình và xây dựng quy mô gia đình hợp lý ở đây không chỉ là việc của dân số học, mà nó liên quan đến nhiều phạm vi kinh tể, xã hội, văn hóa. Quan niệm truyền thống về gia đình cũng như mô hình gia đình đang có những biến đối, cần thực hiện chính sách pháp luật tạo điều kiện để xây dựng gia đình 1 -2 con; tạo cơ hội để mọi thành viên trong gia đình đều được tôn trọng, xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, đấy mạnh dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh thai, tư vấn sức khoẻ tình dục.

dân số ở Việt Nam


         Chính sách và chương trình cụ thể đối với những nhóm đặc thù như vị thành niên, người già, người tàn tật (trong thập niên tới người già sẽ tăng 8- 25%), người dân tộc thiểu số.

       Chính sách xã hội về di cư. Thực hiện di cư có quy hoạch, kê hoạch nằm trong phương hướng chiến lược tái phân bổ dân cư và lao động giảm sức ép nơi quả đông dân, nhưng không được mang con bó chợ.

        Chính sách về đô thị hóa. Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội là xu hướng chuyển đổi từ xã hội nông thôn là phô biến sang xã hội đô thị là phổ biến tại các nước phát triển và đang phát triên. Đô thị hóa phải tiến hành trên cơ sở dữ liệu cụ thể, có phương án thực hiện một cách thấu đáo, phải được thực hiện một cách đồng bộ, có đầy đủ các yếu tố đảm bảo cho dân cư có cuộc sống ổn định, được hưởng các quyền lợi về chăm sóc y tế, giáo dục, và văn hóa.